1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

TP Huế:

Trùng tu bia cổ Quốc Học Huế: Cạo hầu hết hoa văn cũ trên bia?!

(Dân trí) - Ngày 11/1, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế trao đổi đơn vị trùng tu bia Quốc Học Huế đã cạo hầu hết hoa văn cũ trên bia.

Theo ý kiến này, những hoa văn cũ đã bị cạo sạch gần hết, thay vào đó là những hoa văn mới. PV ghi nhận tại hiện trường Bia Quốc Học Huế sáng cùng ngày ghi nhận những hoa văn trên bia hầu hết là hoa văn mới, còn lại các hoa văn cũ như đối sánh một số ảnh chụp tư liệu của phóng viên chụp lại - đã không còn.


Các hoa văn cổ đắp nổi ở mặt bên Bia Quốc Học năm 2010 (ảnh tư liệu)

Các hoa văn cổ đắp nổi ở mặt bên Bia Quốc Học năm 2010 (ảnh tư liệu)


Các hoa văn cũ đã được gỡ bỏ, thay bằng hoa văn mới (ảnh chụp sáng 11/1/2017)

Các hoa văn cũ đã được gỡ bỏ, thay bằng hoa văn mới (ảnh chụp sáng 11/1/2017)

Nhiều ý kiến người dân cũng ghi nhận và tỏ ra phản ứng, bất bình và thất vọng trước màu sắc mới ở đây trông lòe loẹt, vàng chóe khác xa với màu rêu phong cũ kỹ của tấm Bia này.

Tuy nhiên, theo TS. Hằng, điều quan trọng không phải là màu sắc mà là hoa văn trên bia. Dự báo trước điều này, TS. Hằng cho biết đã từng có ý kiến lên các đơn vị liên quan nhưng không nhận được sự phản hồi thấu đáo.

“Trước khi trùng tu đáng lẽ cơ quan chức năng nên họp lấy ý kiến văn sĩ trí thức Huế thì sẽ trùng tu được chuẩn mực. Chúng ta đừng nên nghĩ đây là tấm bia không phải là di tích mà ứng xử không đúng với nó.

Tấm Bia này theo thời gian, nhiều tác động của thiên tai địch họa đã rơi rụng nhiều hoa văn gốc, tuy nhiên vẫn còn nhiều hoa văn cũ. Đơn vị thi công chỉ căn cứ hình trước 1975 mà không căn cứ hình tư liệu cũ hơn nên làm không chuẩn” - TS Hằng trao đổi.


Bia Quốc Học được khánh thành vào năm 1920 (ảnh: TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế cung cấp)

Bia Quốc Học được khánh thành vào năm 1920 (ảnh: TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế cung cấp)

Bia Quốc Học cũ (ảnh: facebook)
Bia Quốc Học cũ (ảnh: facebook)
Và Bia Quốc Học được trùng tu mới gần hoàn thành
Và Bia Quốc Học được trùng tu mới gần hoàn thành

Ông Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung, đơn vị tư vấn thiết kế, trùng tu Bia Quốc Học cho biết sẽ trao đổi rõ với Dân trí vấn đề trên vào chiều nay (11/1).

Được biết Bia Quốc Học không thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, cũng không được công nhận di tích. Công trình này được người họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ thiết kế và được thực dân Pháp xây dựng năm 1920 nằm trước trường Quốc Học nổi tiếng của Huế và cạnh sông Hương nhằm tưởng niệm 31 người Pháp từng sống ở Huế và 78 người Việt miền Trung đã tham gia chiến đầu và tử trận trong Thế chiến thế giới thứ nhất.

Thời gian gần đây, Bia Quốc Học là nơi thường xuyên xảy ra các sự kiện văn hóa, biểu diễn thời trang áo dài Festival Huế năm chẵn, lễ khai mạc - bế mạc Festival nghề Huế năm lẻ. Công trình trùng tu Bia Quốc Học có kinh phí 2,7 tỷ đồng do Trung tâm Công viên Cây xanh Huế (TP Huế) làm chủ đầu tư, Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung là đơn vị thi công trùng tu.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Dưới đây là một số hình ảnh về Bia Quốc Học:

Trùng tu bia cổ Quốc Học Huế: Cạo hầu hết hoa văn cũ trên bia?! - 6
Mặt trước và mặt bên Bia Quốc Học Huế
Mặt trước và mặt bên Bia Quốc Học Huế
Các hoa văn cũ được thay hoa văn mới
Các hoa văn cũ được thay hoa văn mới
Trụ biểu
Trụ biểu
Kỳ lân
Kỳ lân
Hoa sen
Hoa sen

Đại Dương