Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay

(Dân trí) - Trên thế giới hiện nay, có một số triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người đã và đang diễn ra, nhưng dù ở đâu, những triển lãm dạng này cũng luôn gây ra những tranh cãi trái chiều.

Hồi tháng 4 năm nay, một cuộc triển lãm cơ thể người đã được “nhựa hóa” cũng vừa diễn ra tại thành phố Sydney (Úc) và ngay lập tức gây nên tranh cãi.

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 1

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 2

Một số bài viết trên các tờ tin tức xoay quanh cuộc triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người diễn ra hồi tháng 4 tại Sydney, Úc.
Một số bài viết trên các tờ tin tức xoay quanh cuộc triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người diễn ra hồi tháng 4 tại Sydney, Úc.

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 4

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 5

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 6

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 7

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 8

Những cuộc triển lãm cơ thể người luôn gây tranh cãi từ trước đến nay - 9

Hình ảnh về triển lãm tại Sydney, Úc.
Hình ảnh về triển lãm tại Sydney, Úc.

Lật lại lịch sử ngành “nhựa hóa” cơ thể người phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, phải kể tới loạt triển lãm “Body Worlds” do nhà giải phẫu học người Đức Gunther von Hagens (hiện 73 tuổi) thực hiện từ hồi cuối thập niên 1970.

Phương pháp “nhựa hóa” cơ thể người cũng do chính ông Von Hagens thực hiện đầu tiên. Triển lãm “Body Worlds” do ông thực hiện cùng các cộng sự kể từ khi được thành lập, đã đi qua nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, và cũng đã gây nên ít nhiều tranh cãi.

Mới đây nhất, khi triển lãm của ông đến thành phố Upper Hutt, New Zealand, đã xảy ra một sự việc. Đó là một thanh niên đã đánh cắp hai ngón chân của một hiện vật. Hai ngón chân bị đánh cắp sau đó đã được đem trả cho triển lãm.

Hiện tại, tòa án cấp quận ở khu đô thị Auckland (New Zealand) cho hay người thanh niên đánh cắp hai ngón chân sẽ không chỉ bị quy tội đánh cắp hiện vật, mà còn bị quy tội xâm phạm trái phép đối với thi hài người quá cố.

Dù đây là hiện vật khoa học, nhưng đồng thời nhà chức trách nhìn nhận rằng đó là thi hài hiến tặng cho khoa học, và có đầy đủ những yếu tố cần phải tôn trọng như những người đã khuất khác.

Ngay cả khi ở nơi tổ chức không xảy ra tranh cãi gì, đó cũng có thể trở thành... tin tức. Chẳng hạn, khi triển lãm diễn ra ở thành phố Halifax (Canada) hồi đầu năm nay, dư luận nơi đây đã không nổ ra những tranh cãi lớn, điều này ngay lập tức cũng trở thành “tin lạ” đối với báo chí địa phương.
Ngay cả khi ở nơi tổ chức không xảy ra tranh cãi gì, đó cũng có thể trở thành... tin tức. Chẳng hạn, khi triển lãm diễn ra ở thành phố Halifax (Canada) hồi đầu năm nay, dư luận nơi đây đã không nổ ra những tranh cãi lớn, điều này ngay lập tức cũng trở thành “tin lạ” đối với báo chí địa phương.

Ngay cả tại quê nhà - nước Đức, triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người vẫn gắn với cụm từ “gây tranh cãi”; và khi triển lãm được diễn ra ở tại một thành phố nào của Đức, thì đây vẫn là điều khiến báo giới nước này rất quan tâm.
Ngay cả tại quê nhà - nước Đức, triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người vẫn gắn với cụm từ “gây tranh cãi”; và khi triển lãm được diễn ra ở tại một thành phố nào của Đức, thì đây vẫn là điều khiến báo giới nước này rất quan tâm.

Ở nước Pháp, đã từng có một số cuộc triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người diễn ra, nhưng tới năm 2010, nước này đã chính thức ra lệnh cấm đối với một cuộc triển lãm dạng này vì những tranh cãi khó đi tới hồi kết.
Ở nước Pháp, đã từng có một số cuộc triển lãm “nhựa hóa” cơ thể người diễn ra, nhưng tới năm 2010, nước này đã chính thức ra lệnh cấm đối với một cuộc triển lãm dạng này vì những tranh cãi khó đi tới hồi kết.

>> Du khách đánh cắp hai ngón chân trong triển lãm... hài cốt

Bích Ngọc
Tổng hợp