Không muốn thất vọng về James Bond, đừng xem những hình ảnh này!
(Dân trí) - Trong một thế giới điện ảnh đang ngày càng trở nên cầu kỳ, phức tạp về phương thức thực hiện, thường những gì người xem được thấy trên màn ảnh lại không phải những gì thực sự diễn ra trên trường quay, thậm chí là trái ngược… 180o.
Dưới đây là một số cảnh phim hoành tráng, kịch tính và đáng nhớ nhất trong lịch sử loạt phim James Bond, nhưng trong một thế giới điện ảnh đang ngày càng trở nên cầu kỳ, phức tạp về phương thức thực hiện, thường những gì người xem được thấy trên màn ảnh lại không phải những gì thực sự diễn ra trên trường quay, thậm chí là trái ngược… 180o.
Từ hình ảnh choáng ngợp về một tòa nhà cao tầng đổ sập dưới chân 007 tới cảnh tưởng như đơn giản - một chú chuột chạy trên sàn nhà, máy quay nhiều khi phải “nói dối” để đạt được những hiệu ứng hoàn hảo nhất.
Nhiệm vụ cuối cùng thuộc về đội ngũ kỹ xảo hình ảnh, họ sẽ chèn gương mặt Daniel Craig vào diễn viên đóng thế. Sự kỳ công ở đây là người ta mất 3 tháng để dựng mô hình, còn hiệu ứng hình ảnh dù nhỏ nhưng cũng phải mất tới vài tuần để có thể hoàn thành một cách hoàn hảo mà không bị người xem phát hiện ra.
Trụ sở MI6 (Cục tình báo Anh) nằm ở thành phố London bị nổ tung trong tập phim “Skyfall” (2012). Dù cảnh phim rất chân thực nhưng chúng ta đều hiểu rằng đó hẳn phải là một sự dàn dựng. Thực tế, một mô hình đã được dựng lên trong studio. Khói lửa là thật, còn hình ảnh tòa nhà sẽ được kỹ thuật chèn vào phông xanh.Chiếc Aston Martin DB5 tuyệt đẹp của James Bond là một trong những chiếc xe quý, được giới yêu xe ở Anh coi như bảo vật quốc gia. Vậy mà chiếc xe ấy đã bị nổ tung trong tập phim “Skyfall” (2012), thực tế, một chiếc xe cũ đã được sử dụng trong cảnh quay cháy nổ này, sau đó, người ta đưa mô hình chiếc DB5 với kích cỡ bằng 1/3 thực tế chèn vào hình ảnh chiếc xe cũ, chỉ giữ lại cảnh khói lửa.Trong tập phim “Skyfall” (2012), chiếc xe quý đã bị nổ tung, dù trong thực tế, chiếc Aston Martin DB5 của Bond không hề suy suyển bởi đó là một trong những chiếc xe quý nhất. Steve Begg, người thiết kế hiệu ứng đặc biệt cho một số tập phim James Bond, đang đứng bên mô hình chiếc Aston Martin DB5.
Người đứng sau những cảnh hành động nghẹt thở trên đã vừa tự mình “bóc mẽ” những “chiêu trò” của chính mình. Thiết kế hiệu ứng hình ảnh Steve Begg - một tên tuổi nổi danh trong giới làm phim - cho biết không giống như những vai trò khác trong đoàn phim, thành tựu lớn nhất mà anh có thể đạt tới, đó là khiến người xem không nhớ đến sự tồn tại của mình.
Nếu người xem cứ đinh ninh rằng những cảnh phim đang diễn ra trên màn ảnh là thật và không hề có bàn tay dàn dựng của một chuyên gia, đó chính là thành công lớn nhất của những người làm nghề như Steve Begg.
Những bức ảnh “bóc mẽ” chiêu trò kỹ xảo đã cho khán giả được hiểu những gì thực sự diễn ra trên phim trường của một bộ phim bom tấn, mọi thứ thực ra cũng không “hoành tráng” như những gì diễn ra trên màn ảnh. Tất cả sự kịch tính phụ thuộc vào bàn tay của người dàn dựng kỹ xảo hình ảnh như Steve Begg.
Một cảnh phim trong “Spectre” (2015). Những bối cảnh phim hoàn hảo cũng phải trông chờ vào hiệu ứng kỹ xảo.Một chiếc trực thăng di chuyển theo đường xoắn ốc - một cảnh rượt đuổi trong “Spectre” (2015). Chiếc trực thăng là thật, phi công cũng đã thực sự trình diễn một màn nhào lộn ngoạn mục, nhưng chắc chắn là không phải phía trên những đám đông dân cư ở thành phố Mexico.
Không một nhà chức trách nào cho phép thực hiện một cảnh quay như vậy trong khu dân cư, cảnh phim này thực tế đã được quay tại một sân bay nhỏ đặt ở trong rừng. Hình ảnh khu rừng sau đó đã đưa “di dời” và thay thế bằng hình ảnh đám đông được chèn vào hậu cảnh.
Kỹ xảo hình ảnh giúp cho cảnh nhào lộn trên không với trực thăng của một phi công nhà nghề trở nên thuyết phục, ngoạn mục hơn. “Thật - giả” đan xen, đó chính là điện ảnh.Cảnh trực thăng đâm vào biệt thự cổ trong “Skyfall” rồi bốc cháy dữ dội. Cảnh phim này nếu tiến hành thực sự sẽ vô cùng tốn kém. Vì vậy, người ta đã dựng lên một bối cảnh thu nhỏ, cả máy bay và tòa biệt thự đều là mô hình, sau đó, người ta sẽ cho thực hiện cảnh cháy nổ.Một tòa biệt thự trang nhã sụp đổ xuống con kênh Grand Canal ở Venice, Ý trong tập phim “Casino Royale’ (2006). Để thực hiện được cảnh này, những tính toán, đo đạc cẩn thận đã được thực hiện để tái hiện hình ảnh con kênh Grand Canal trứ danh.
Người ta đã dựng mô hình trong studio, một mô hình kỳ công nặng tới… 90 tấn và sau đó để mô hình sụp đổ y như thật bên trong một bể nước khổng lồ. Hiệu ứng hình ảnh sau đó sẽ chèn cảnh sụp đổ của tòa biệt thự thu nhỏ này vào cảnh quay thật tại con kênh.
Một cảnh rượt đuổi trong “Casino Royale” (2006) được quay với người đóng thế. Hình ảnh gương mặt của Daniel Craig sau đó sẽ được chèn lên người đóng thế. Hậu cảnh giàn giáo, cần cẩu cũng sẽ được thêm vào.Một cảnh rượt đuổi ngoạn mục trong “Skyfall” (2012). Đối với những cảnh hành động nguy hiểm thế này, bối cảnh sẽ được quay trước và sau đó sẽ phải nhờ vào biệt tài của các đội ngũ thiết kế kỹ xảo hình ảnh để “lắp ghép” những cảnh hành động của diễn viên vào trong khuôn hình nguy hiểm.James Bond bên kiều nữ trong tập phim “Spectre” (2015). Đây là tập phim có cảnh cháy nổ sử dụng lượng thuốc nổ lớn nhất trong lịch sử điện ảnh - 70 tấn thuốc nổ TNT. Cảnh cháy nổ này kéo dài trên màn ảnh tới 7,5 giây.
Từng bối cảnh đều được trau chuốt kỹ lưỡng.
Sức mạnh của hiệu ứng hình ảnh trong điện ảnh.Trên phim trường, diễn viên phải tập trung diễn xuất bất chấp những bối cảnh khác xa so với vẻ đẹp lý tưởng hoàn hảo xuất hiện trên màn bạc.Niềm tự hào lớn nhất của nhà thiết kế hiệu ứng hình ảnh Steve Begg thực tế lại không phải những cảnh cháy nổ ngoạn mục mà chính là chú chuột này. Chú chuột xuất hiện trong tập phim “Spectre” (2015) là một chú chuột “ảo”.
Nếu quay một chú chuột thật, không biết ê-kíp sẽ phải quay đi quay lại bao nhiêu lần và liệu có được như ý hay không, vì vậy, họ đã tạo ra một chú chuột bằng hiệu ứng hình ảnh. Để thực hiện được cảnh phim y như thật này đòi hỏi một sự tỉ mỉ đến không tưởng.