1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vụ giả danh tướng quân đội lừa đảo gây chấn động Trung Quốc

Tháng 6/2017, “Thượng Quan Phượng Lạp” viết bài tự kể: Năm 2014 ông ta rời khỏi quân đội, “vui vẻ phục tùng quyết định của đảng ủy, chuyển ngành về địa phương, kết thúc 29 năm cuộc sống chinh chiến”. Nhưng ít lâu sau, ông ta lại đổi giọng, nói từ năm 1988 đã bị xử lý về quê, mấy năm sau “phụng mệnh quay về Bắc Kinh”. Thế nào là “bị xử lý về quê”?

Hồi tháng 7/2017, “Cự nhân Lão Lưu” - một người bạn giấu tên của Sinh đã tiết lộ chuyện này trên mạng.

Thay tên đổi họ

“Cự nhân Lão Lưu” không chỉ biết tên thật của Thượng Quan Phượng Lạp, quê quán và quá trình đi lính của ông ta, mà còn nói rõ: sau khi ra trường được phân công về đơn vị ở Tây Tạng, Sinh thường ảo tưởng về bản thân, mơ tưởng về quân hàm không phù hợp với chức vụ bản thân. Đầu tiên ông ta dựa vào thân hình to lớn, vẻ khôi ngô của bản thân để mạo xưng là thủ trưởng nọ kia, năm 1996 đi lừa đảo và bị bắt ở Tây Ninh (Thanh Hải) rồi áp giải về Tây Tạng, sau đó bị kỷ luật tước quân tịch trả về nguyên quán.

“Thượng Quan Phượng Lạp” thừa nhận “Cự nhân Lão Lưu” là một người bạn đã không còn liên lạc với nhau từ lâu. Tháng 8/2017, khi bị phóng viên hỏi về chuyện này, ông ta mới nói: năm 1998 mình đã bị “xử lý kỷ luật nhầm”, nhưng không nói vì sao bị kỷ luật. “Thượng Quan Phượng Lạp” còn nói khi đó ông ta bị gán cho nhiều tội, bị giam ở Tây Ninh, Thanh Hải; tuy vấn đề nghiêm trọng, bị kết tội nặng nề, nhưng chưa đến mức bị tước quân tịch trả về quê. Sau đó ông ta viết tài liệu tự bào chữa dài mấy chục trang tìm cách gửi lên cấp trên mới được “hạ cánh an toàn”; nhưng “nỗi oan” của ông ta chưa bao giờ được minh oan cả.

Cả mẹ và anh trai Lý Hồng Sinh đều bảy tỏ không hay biết gì về chuyện này. Phóng viên tìm đến các cơ quan dân chính, nhân sự, công an, vũ trang địa phương ở Quảng Nguyên nhưng đều không tìm thấy hồ sơ cá nhân của “Thượng Quan Phượng Lạp”. Vậy một người họ Lý tại sao lại thay tên đổi họ như thế?


 Thượng Quan Phượng Lạp tại Bộ chỉ huy Miền Trung của Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc

 'Thượng Quan Phượng Lạp' tại Bộ chỉ huy Miền Trung của 'Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc'

“Cự nhân Lão Lưu” từng tiết lộ, khi Lý Hồng Sinh công tác trong đơn vị ở Tây Tạng, được một lãnh đạo cấp trên ưu ái, liền đổi tên thành “Quan Phượng Lạp” để bày tỏ cảm ơn và thành ý “nhận tổ quy tông”. Về chuyện này, “Thượng Quan Phượng Lạp” thông qua trang blog cá nhân đã nói: ông ta sử dụng tên “Thượng Quan Phượng Lạp” (thực tên là Quan Phương Lạp) trong sổ hộ khẩu và Giấy chứng minh là cái tên được đổi khi công tác tại Phòng cán bộ Phân quân khu Nhật Khách Tắc, Tây Tạng. Ông ta còn thừa nhận: trước đây tên là Lý Hồng Sinh, sau năm 1995 gọi là “Lý Đông Đình”.

Phóng viên “The Paper” từng truy hỏi Sinh về cái tên “Thượng Quan Phượng Lạp”, ông ta nói năm 1994 khi ở quân đội xin đổi tên thì thủ trưởng đơn vị không đồng ý, đến 1997 mới được như nguyện. Còn về nguyên do, ông ta giải thích: “Thượng Quan” vốn là họ của ông nội, nhưng khi đến Tứ Xuyên sinh sống thì đổi sang họ Lý. Nhưng, bà mẹ Sinh đã phủ nhận điều này. Bà nói, bà họ Lê, chồng họ Lý, cả gia tộc chả liên quan gì đến họ “Thượng Quan” cả. “Tôi từng mắng nó về việc này (đổi họ). Nó nói mẹ đừng xen vào”. Việc Lý Hồng Sinh đổi họ, mãi về sau gia đình mới biết. Khi ấy cả nhà kiên quyết phản đối, nhưng chả thay đổi được gì. “Cu Đỏ rất ngang bướng, nó thích làm điều gì là không ai lay chuyển được” – bà mẹ than thở.

Không những thay tên đổi họ cho mình, Lý Hồng Sinh còn đổi tên của mọi người trong gia đình. Ông ta viết trên blog: ông nội tên là Thượng Quan Vân Tài, cha là Thượng Quan Liên Tích, các anh chị em tên là (Thượng Quan) Phượng Sách, Phượng Tiêu, Phượng Hốt, Phượng Địch và Phượng Quân. Thế nhưng thực tế, ông nội, cha và các anh chị em ông ta đều mang họ Lý. Cả mẹ và anh trai Lý Phi của Sinh đều xác nhận điều này.

“Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc”

Sau khi thay tên đổi họ, Lý Hồng Sinh mang cuộc đời hoàn toàn mới. Theo tự thuật của “Thượng Quan Phượng Lạp” thì cuối những năm 1990, ông ta về quê tự tìm đường sống, đến Thành Đô làm phóng viên báo “Dung Thành buổi sáng”. Tuy nhiên khi phóng viên khẳng định Thành Đô không hề có tờ báo này thì, ông ta giải thích: bản thân đúng là có 2 năm là nhà báo, nhưng là báo “Thiên Phủ buổi sáng”, trước đây nhớ nhầm thành báo “Dung Thành buổi sáng” (!).


Trang web Dã chiến quân Trung Quốc do Thượng Quan Phượng Lạp lập ra

Trang web 'Dã chiến quân Trung Quốc' do Thượng Quan Phượng Lạp lập ra

Vậy rốt cuộc thời kỳ đó, ông ta làm gì? Theo bà mẹ nhớ lại, sau khi “xảy ra vấn đề” trong quân đội, “Cu Đỏ” bị trả về quê, sống cùng người vợ khi đó, tạm thời đi dạy học, làm thuê…sau khoảng 2 năm thì đi Bắc Kinh. Bà nói, Cu Đỏ tốt bụng, nghĩa khí, cũng có chút bản lĩnh, nhưng tính khí không tốt. Nó cưới vợ 3 lần, rồi ly hôn cả 3 lần, có 3 con gái. 2 người đầu sống cùng mẹ đẻ chúng, còn cô thứ 3 nhỏ nhất thì Cu Đỏ đưa đi nhờ người em gái nuôi ở Hồ Nam chăm sóc hộ.

Những “ý tưởng hùng vĩ”…

Sau năm 2000, hành tung của “Thượng Quan Phượng Lạp” càng trở nên ly kỳ huyền ảo, liên quan đến nhiều “ý tưởng hùng vĩ” cùng các công ty. Ông ta lần lượt tiến hành đến khảo sát tại các vùng Bắc Tạng, Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Tây, Nội Mông, phần lớn là nhờ “xin tiền dọc đường để gây dựng sự nghiệp”.

“Thượng Quan Phượng Lạp” tự khoe: tháng 4/2009, được “nhiều vị tướng ủng hộ”, “Ủy ban trù bị Binh đoàn những người tự nguyện xây dựng sa mạc Trung Quốc” được thành lập tại Bắc Kinh. Tháng 3/2016, Ủy ban trù bị chuyển thành Ủy ban chính thức. Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2016 đoàn khảo sát chung của “Thượng Quan Phượng Lạp” – người khởi xướng “Kế hoạch Đại Trung Hoa Giang sơn gấm vóc” và Đoàn Tiến Quân – người sáng lập mô thức “Xã hội hạnh phúc” tiến hành khảo sát tại Tương Phần (Sơn Tây), cùng nhau lập ra căn cứ bảo đảm và khởi thảo Đề cương Dự án “Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc”. Ngày 23/4/2016, được cái gọi là “Văn phòng Thủ tướng Quốc Vụ viện” không có thật đồng ý, “Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc” chính thức khởi động.

Trong quá trình điều tra, phóng viên thấy Đoàn Tiến Quân – người sáng lập “Mô thức Xã hội hạnh phúc” có quan hệ mật thiết với trang web mang tên “Dã chiến quân Trung Quốc” (http://www.chinayzj.org/). Trang web này hiện đã bị đóng cửa, nhưng 3 tháng trước đây nó vẫn đăng tải nhiều thông báo của “Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc” và “Xã hội hạnh phúc”, thông báo đã thành lập “Công ty cổ phần hữu hạn Xã hội hạnh phúc”, “Công ty đầu tư vốn Trí Tuệ Thâm Quyến”. Theo thông tin của ngành công thương, 2 công ty này đúng là có tồn tại, trogn đó Công ty Xã hội hạnh phúc vốn có 10 ngàn HKD, thàng lập tháng 3/2013 ở Hongkong, đến tháng 4/2015 đã chấm dứt hoạt động. Còn Công ty đầu tư Trí Tuệ Thâm Quyến thành lập tháng 2/2016, vốn đăng ký 100 triệu NDT, trong đó Đoàn Kiến Quân bỏ ra 19 triệu; công ty này đã được ngành công thương liệt vào danh sách kinh doanh bất bình thường.


Logo của Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc

Logo của 'Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc

Tháng 8/2017, phóng viên “The Paper” liên hệ được với Đoàn Kiến Quân. Quân cho biết: “Kế hoạch Đại Trung Hoa hạnh phúc” nới bắt đầu bố cục, trong đó bao gồm Mô thức Xã hội hạnh phúc; hiện nay Xã hội hạnh phúc cần đi trước một bước, cần có cơ sở kinh tế nhất định, sẽ thông qua hình thức ràng buộc kinh tế để liên kết mọi người với nhau.Đoàn Kiến Quân nói, muốn gia nhập tổ chức thì phải tìm được từ 3 người trở lên tình nguyện tán thành tôn chỉ của “Xã hội hạnh phúc” lập thành nhóm, mỗi người nộp ít nhất 500 NDT.

Khoản tiền này nhóm sẽ được giữ làm kinh phí hoạt động, nhưng cũng có thể chuyển vào hạng mục cụ thể nào đó để đầu tư. “Có đầu tư thì mớ được chia hoa hồng”. Quân nói “Xã hội hạnh phúc” đưa ra các hạng mục đều là kỹ thuật mới, lợi nhuận cao hơn sản phẩm bình thường, chúng bổ sung cho nhau nên không có rủi ro, xấu nhất vẫn bảo toàn được vốn...

Theo Lan Hương

Pháp luật Việt Nam