1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Uy lực những khẩu pháo mạnh nhất của Nga

(Dân trí) - Được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và là một trong những đơn vị lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga, pháo binh được xem là nguồn hỏa lực chủ yếu trong các hoạt động tác chiến của Moscow.

Nga đã chọn ngày 19/11 làm ngày kỷ niệm của các lực lượng pháo binh và tên lửa trong lực lượng vũ trang. Pháo binh đã được quân đội Nga sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả các cuộc chiến tranh thời kỳ Liên bang Xô viết. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-27 phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận pháo binh tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.
Nga đã chọn ngày 19/11 làm ngày kỷ niệm của các lực lượng pháo binh và tên lửa trong lực lượng vũ trang. Pháo binh đã được quân đội Nga sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả các cuộc chiến tranh thời kỳ Liên bang Xô viết. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-27 phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận pháo binh tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.

Các đơn vị pháo binh được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và đây cũng là một trong số những lực lượng lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga. Trong ảnh: Pháo tự hành 2S1 Gvozdika di chuyển trong cuộc diễn tập chiến thuật tại thao trường Klerk ở Khasansky thuộc Nam Primorye.
Các đơn vị pháo binh được quân đội Nga triển khai từ thế kỷ 14 và đây cũng là một trong số những lực lượng lâu đời nhất trong lực lượng vũ trang Nga. Trong ảnh: Pháo tự hành 2S1 Gvozdika di chuyển trong cuộc diễn tập chiến thuật tại thao trường Klerk ở Khasansky thuộc Nam Primorye.

Pháo binh đã được quân đội Nga đưa vào sử dụng trong nhiều cuộc chiến và được cải tiến nhiều lần trước khi đạt tới uy lực mạnh mẽ như hiện nay. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch tại Triển lãm Vũ khí, Thiết bị quân sự và Đạn dược ở Nizhny Tagil, vùng Sverdlovsk của Nga.
Pháo binh đã được quân đội Nga đưa vào sử dụng trong nhiều cuộc chiến và được cải tiến nhiều lần trước khi đạt tới uy lực mạnh mẽ như hiện nay. Trong ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch tại Triển lãm Vũ khí, Thiết bị quân sự và Đạn dược ở Nizhny Tagil, vùng Sverdlovsk của Nga.

Hỏa lực từ hệ thống pháo tự hành 2S5 Giatsint trong cuộc diễn tập ở Quân khu phía đông tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.
Hỏa lực từ hệ thống pháo tự hành 2S5 Giatsint trong cuộc diễn tập ở Quân khu phía đông tại thao trường Sergeevsky ở vùng Primorsky Krai, Viễn Đông Nga.

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đồng loạt tham gia diễu binh tại Quảng trường Đỏ.
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đồng loạt tham gia diễu binh tại Quảng trường Đỏ.

Hệ thống pháo tự hành 2S4 Tulip tại triển lãm vũ khí quân sự ở thao trường Alabino.
Hệ thống pháo tự hành 2S4 Tulip tại triển lãm vũ khí quân sự ở thao trường Alabino.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Ấn Độ mang tên Indra-2017 tại thao trường Sergeevsky ở vùng Viễn Đông Nga.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Ấn Độ mang tên Indra-2017 tại thao trường Sergeevsky ở vùng Viễn Đông Nga.

Pháo Msta-S xuất hiện tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2016 ở ngoại ô thủ đô Moscow.
Pháo Msta-S xuất hiện tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2016 ở ngoại ô thủ đô Moscow.

Hệ thống pháo chống tăng tự hành Sprut-B phô diễn sức mạnh trong cuộc diễn tập quân sự ở thao trường Alabino ngoại ô Moscow.
Hệ thống pháo chống tăng tự hành Sprut-B phô diễn sức mạnh trong cuộc diễn tập quân sự ở thao trường Alabino ngoại ô Moscow.

Pháo tự hành 2S34 Hosta tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017.
Pháo tự hành 2S34 Hosta tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017.

Tổ hợp pháo tự hành Msta-S tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.
Tổ hợp pháo tự hành Msta-S tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.

Pháo tự hành S23 Nona-SKV được trang bị trên xe bọc thép BTR-80.
Pháo tự hành S23 Nona-SKV được trang bị trên xe bọc thép BTR-80.

Ngoài pháo binh, tên lửa cũng là nguồn hỏa lực chủ yếu của quân đội Nga để tiêu diệt đối phương trong các chiến dịch tác chiến phối hợp. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chống tăng 9P157-2 Khrizantema-S diễn tập trong cuộc diễu binh mừng Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, Nga.
Ngoài pháo binh, tên lửa cũng là nguồn hỏa lực chủ yếu của quân đội Nga để tiêu diệt đối phương trong các chiến dịch tác chiến phối hợp. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chống tăng 9P157-2 Khrizantema-S diễn tập trong cuộc diễu binh mừng Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, Nga.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M được chuẩn bị tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017 ở vùng Sverdlovsk.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M được chuẩn bị tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế ARMY-2017 ở vùng Sverdlovsk.

Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển mới nhất của Nga K-300P Bastion tham gia diễn tập ở vùng Primorsky Krai. Hệ thống này được đưa vào biên chế từ năm 2016 cho các đơn vị phòng thủ bờ biển của Hạm đội Thái Bình Dương và được triển khai ở nhiều khu vực khác, trong đó có Crimea.
Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển mới nhất của Nga K-300P Bastion tham gia diễn tập ở vùng Primorsky Krai. Hệ thống này được đưa vào biên chế từ năm 2016 cho các đơn vị phòng thủ bờ biển của Hạm đội Thái Bình Dương và được triển khai ở nhiều khu vực khác, trong đó có Crimea.

Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bal chuẩn bị phóng tên lửa hành trình chống hạm trong cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bal chuẩn bị phóng tên lửa hành trình chống hạm trong cuộc tập trận chung Zapad-2017 giữa Nga và Belarus ở vùng Kaliningrad của Nga.

Thành Đạt

Ảnh: Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm