1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nơi nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên qua góc ảnh mới

(Dân trí) - Những du khách tới thăm khu phi quân sự liên Triều (DMZ) có thể cảm nhận thấy sự im lặng đáng sợ lẫn trong bầu không khí căng thẳng tại một trong những nơi được xem là nguy hiểm nhất trên thế giới.

Cận cảnh “khu vực đáng sợ nhất” trên bán đán đảo Triều Tiên

Một lính gác Hàn Quốc làm nhiệm vụ bên trong phòng hội nghị ở gần Đường Ranh giới quân sự (MDL) tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) chia cách biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên. “Dáng đứng taekwondo” kết hợp cùng cặp kính đen đã tạo thành tác phong quân sự sẵn sàng đối đầu với các binh sĩ Triều Tiên. Sự xuất hiện của các binh sĩ và hàng loạt camera an ninh do cả Hàn Quốc và Triều Tiên triển khai ở DMZ đã tạo nên bầu không khí căng thẳng ở khu vực này.
Một lính gác Hàn Quốc làm nhiệm vụ bên trong phòng hội nghị ở gần Đường Ranh giới quân sự (MDL) tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) chia cách biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên. “Dáng đứng taekwondo” kết hợp cùng cặp kính đen đã tạo thành tác phong quân sự sẵn sàng đối đầu với các binh sĩ Triều Tiên. Sự xuất hiện của các binh sĩ và hàng loạt camera an ninh do cả Hàn Quốc và Triều Tiên triển khai ở DMZ đã tạo nên bầu không khí căng thẳng ở khu vực này.

Bên trong Nhà Tự do ở phía Hàn Quốc là một bảo tàng - nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử bán đảo Triều Tiên, cuộc xung đột ở khu vực này và cả khu DMZ. Bảo tàng cũng lưu giữ video về vụ đào tẩu của binh sĩ Triều Tiên sang Hàn Quốc tại khu DMZ hồi cuối năm ngoái. Trong ảnh: Một mũ bảo hiểm han rỉ được tìm thấy ở DMZ và được trưng bày tại bảo tàng.
Bên trong Nhà Tự do ở phía Hàn Quốc là một bảo tàng - nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử bán đảo Triều Tiên, cuộc xung đột ở khu vực này và cả khu DMZ. Bảo tàng cũng lưu giữ video về vụ đào tẩu của binh sĩ Triều Tiên sang Hàn Quốc tại khu DMZ hồi cuối năm ngoái. Trong ảnh: Một mũ bảo hiểm han rỉ được tìm thấy ở DMZ và được trưng bày tại bảo tàng.

Ra khỏi Khu vực An ninh chung (JSA) nhưng vẫn nằm trong khu DMZ là hệ thống 4 đường hầm được cho là do Triều Tiên đào để chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Hàn Quốc. Cả 4 đường hầm này đều chạy qua DMZ, trong đó có một đường hầm chỉ cách thủ đô Seoul khoảng 32 km.
Ra khỏi Khu vực An ninh chung (JSA) nhưng vẫn nằm trong khu DMZ là hệ thống 4 đường hầm được cho là do Triều Tiên đào để chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Hàn Quốc. Cả 4 đường hầm này đều chạy qua DMZ, trong đó có một đường hầm chỉ cách thủ đô Seoul khoảng 32 km.

Đường hầm Xâm nhập thứ ba được đào sâu 240 m dưới lòng đất và hiện là một điểm tham quan mở cửa cho khách du lịch. Hàn Quốc đã dựng ba rào chắn bên trong đường hầm này, trong đó rào chắn cuối cùng chỉ cách biên giới chung hai nước 170 m, để ngăn mọi kế hoạch xâm nhập lãnh thổ của Triều Tiên.
Đường hầm Xâm nhập thứ ba được đào sâu 240 m dưới lòng đất và hiện là một điểm tham quan mở cửa cho khách du lịch. Hàn Quốc đã dựng ba rào chắn bên trong đường hầm này, trong đó rào chắn cuối cùng chỉ cách biên giới chung hai nước 170 m, để ngăn mọi kế hoạch xâm nhập lãnh thổ của Triều Tiên.

Đường dẫn tới Đường hầm Xâm nhập thứ 3 là dốc nghiêng khoảng 11 độ. Chính quyền Hàn Quốc cấm người dân chụp ảnh bên trong đường hầm và các du khách được yêu cầu đội mũ bảo hiểm vì đường hầm thấp và có đá nhọn. Các nhà chức trách cũng đánh dấu những khu vực ở bên trong đường hầm - nơi thuốc nổ từng được đặt trong quá trình mở đường.
Đường dẫn tới Đường hầm Xâm nhập thứ 3 là dốc nghiêng khoảng 11 độ. Chính quyền Hàn Quốc cấm người dân chụp ảnh bên trong đường hầm và các du khách được yêu cầu đội mũ bảo hiểm vì đường hầm thấp và có đá nhọn. Các nhà chức trách cũng đánh dấu những khu vực ở bên trong đường hầm - nơi thuốc nổ từng được đặt trong quá trình mở đường.

Nhà ga Dorasan là điểm dừng cuối cùng của hệ thống tàu hỏa ở Hàn Quốc và được sử dụng như điểm nối với Triều Tiên. Dorasan nằm cách nhà ga Seoul ở thủ đô Seoul khoảng 56 km và cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 205 km. Các tàu từ Seoul sẽ tới nhà ga này như một điểm dừng cuối cùng.
Nhà ga Dorasan là điểm dừng cuối cùng của hệ thống tàu hỏa ở Hàn Quốc và được sử dụng như điểm nối với Triều Tiên. Dorasan nằm cách nhà ga Seoul ở thủ đô Seoul khoảng 56 km và cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 205 km. Các tàu từ Seoul sẽ tới nhà ga này như một điểm dừng cuối cùng.

Người dân có thể vào nhà ga Dorasan sau khi trả thêm 1.000 won (0,92 USD). Khu vực này rất vắng vẻ và có thể phóng tầm mắt sang phía Triều Tiên. Khi đứng ở Dorasan, du khách có thể nghe rõ các thông tin tuyên truyền được phát trên hệ thống loa lớn từ Triều Tiên.
Người dân có thể vào nhà ga Dorasan sau khi trả thêm 1.000 won (0,92 USD). Khu vực này rất vắng vẻ và có thể phóng tầm mắt sang phía Triều Tiên. Khi đứng ở Dorasan, du khách có thể nghe rõ các thông tin tuyên truyền được phát trên hệ thống loa lớn từ Triều Tiên.

Nhà ga Dorasan nằm trên Đường Gyeongui từng kết nối Hàn Quốc và Triều Tiên. Đường Gyeongui chạy dọc theo Đường Ranh giới Quân sự (DML) chia tách hai miền Triều Tiên.
Nhà ga Dorasan nằm trên Đường Gyeongui từng kết nối Hàn Quốc và Triều Tiên. Đường Gyeongui chạy dọc theo Đường Ranh giới Quân sự (DML) chia tách hai miền Triều Tiên.

Tương tự nhà ga Dorasan, điểm trung chuyển Hàn - Triều khá vắng vẻ. Đây là nơi đội cổ động gồm 200 người của Triều Tiên đã di chuyển qua Hàn Quốc để tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018.
Tương tự nhà ga Dorasan, điểm trung chuyển Hàn - Triều khá vắng vẻ. Đây là nơi đội cổ động gồm 200 người của Triều Tiên đã di chuyển qua Hàn Quốc để tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018.

Đài quan sát Doransan nằm trên một ngọn đồi ở DMZ cho phép du khách nhìn Triều Tiên từ trên cao. Thông qua ống nhòm, các du khách để quan sát cuộc sống của người dân Triều Tiên và nhìn thấy các binh sĩ đứng gác tại các trạm an ninh.
Đài quan sát Doransan nằm trên một ngọn đồi ở DMZ cho phép du khách nhìn Triều Tiên từ trên cao. Thông qua ống nhòm, các du khách để quan sát cuộc sống của người dân Triều Tiên và nhìn thấy các binh sĩ đứng gác tại các trạm an ninh.

Tầm nhìn về phía Triều Tiên từ đài quan sát Dorasan, trong đó có cột cờ cao 160 m. Nhờ hệ thống loa phát thanh, du khách có thể nghe thấy các thông tin ca ngợi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và thậm chí cả những lời kêu gọi người Hàn Quốc đào tẩu sang Triều Tiên khi đứng ở đài quan sát này.
Tầm nhìn về phía Triều Tiên từ đài quan sát Dorasan, trong đó có cột cờ cao 160 m. Nhờ hệ thống loa phát thanh, du khách có thể nghe thấy các thông tin ca ngợi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và thậm chí cả những lời kêu gọi người Hàn Quốc đào tẩu sang Triều Tiên khi đứng ở đài quan sát này.

Thành Đạt

Ảnh: FARAS GHANI/Al Jazeera