1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Những chiến đấu cơ uy lực nhất của thế kỷ 21

(Dân trí) - Các mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được xem là những máy bay quân sự mạnh nhất của thế kỷ 21 với nhiều tính năng vượt trội như khả năng tàng hình, siêu tốc, linh hoạt và có thể mang nhiều hệ thống vũ khí hiện đại.

Kể từ những năm 1940, ngành hàng không quân sự thế giới đã phát triển 4 thế hệ máy bay chiến đấu và thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 đang được xem là ưu việt nhất. Sau Mỹ, hiện Nga, Trung Quốc và một số nước khác cũng đang phát triển các mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm mới với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Máy bay F-22 Raptor của Mỹ là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2005 và đã được chế tạo thêm vài biến thể. Hiện việc sản xuất F-22 Raptor đã bị tạm dừng nhưng nhiều nơi vẫn đặt hàng loại máy bay này. (Ảnh: Reuters)
Kể từ những năm 1940, ngành hàng không quân sự thế giới đã phát triển 4 thế hệ máy bay chiến đấu và thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 đang được xem là ưu việt nhất. Sau Mỹ, hiện Nga, Trung Quốc và một số nước khác cũng đang phát triển các mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm mới với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Máy bay F-22 Raptor của Mỹ là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2005 và đã được chế tạo thêm vài biến thể. Hiện việc sản xuất F-22 Raptor đã bị tạm dừng nhưng nhiều nơi vẫn đặt hàng loại máy bay này. (Ảnh: Reuters)
F-22 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ của một chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng, thay thế mẫu F-15 Eagle. Không quân Mỹ hiện có tổng cộng 187 chiến đấu cơ đang hoạt động. (Ảnh: AFP)
F-22 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ của một chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng, thay thế mẫu F-15 Eagle. Không quân Mỹ hiện có tổng cộng 187 chiến đấu cơ đang hoạt động. (Ảnh: AFP)
Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với các thế hệ cũ, gồm khả năng tàng hình (tránh được radar dò tìm của đối phương), tốc độ bay nhanh (siêu thanh), sự tiện dụng, linh hoạt, được trang bị nhiều loại vũ khí và hệ thống dẫn đường tự động tiên tiến, cho phép tiến hành các cuộc không kích trên quy mô rộng. Trong ảnh: F-35 Lightning II là mẫu máy bay thứ 2 thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, thay thế các chiến đấu cơ F-16 cũ. (Ảnh: Flickr)
Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với các thế hệ cũ, gồm khả năng tàng hình (tránh được radar dò tìm của đối phương), tốc độ bay nhanh (siêu thanh), sự tiện dụng, linh hoạt, được trang bị nhiều loại vũ khí và hệ thống dẫn đường tự động tiên tiến, cho phép tiến hành các cuộc không kích trên quy mô rộng. Trong ảnh: F-35 Lightning II là mẫu máy bay thứ 2 thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, thay thế các chiến đấu cơ F-16 cũ. (Ảnh: Flickr)
Tổng số chiến đấu F-35 mà Mỹ dự kiến sản xuất vào khoảng 2.500 chiếc. Trong 2 năm 2015 và 2016, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm loại máy bay này còn Hải quân sẽ tiếp nhận phiên bản F-35 dành cho lực lượng này vào năm 2018. Trong quá trình sử dụng, F-35 hiện đang bị chỉ trích vì chưa thực sự tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên đây vẫn là dòng chiến đấu cơ được đánh giá cao của Không quân Mỹ (Ảnh: Flickr)
Tổng số chiến đấu F-35 mà Mỹ dự kiến sản xuất vào khoảng 2.500 chiếc. Trong 2 năm 2015 và 2016, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu tiến hành bay thử nghiệm loại máy bay này còn Hải quân sẽ tiếp nhận phiên bản F-35 dành cho lực lượng này vào năm 2018. Trong quá trình sử dụng, F-35 hiện đang bị chỉ trích vì chưa thực sự tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên đây vẫn là dòng chiến đấu cơ được đánh giá cao của Không quân Mỹ (Ảnh: Flickr)
Giống như Mỹ, Nga cũng đã bắt tay xây dựng chương trình phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 với tên gọi PAK FA nhằm tạo ra đối trọng với máy bay Raptor của Washington. Hiện Không quân Nga đang vận hành Sukhoi T-50 - một mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng. (Ảnh: Sputnik)
Giống như Mỹ, Nga cũng đã bắt tay xây dựng chương trình phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 với tên gọi PAK FA nhằm tạo ra đối trọng với máy bay Raptor của Washington. Hiện Không quân Nga đang vận hành Sukhoi T-50 - một mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm hạng nặng. (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Sukhoi-T50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010 và đang ở giai đoạn bay thử nghiệm cuối cùng trước khi bàn giao cho các lực lượng trong thời gian tới. (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Sukhoi-T50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010 và đang ở giai đoạn bay thử nghiệm cuối cùng trước khi bàn giao cho các lực lượng trong thời gian tới. (Ảnh: Sputnik)
Mẫu máy bay hạng nhẹ MiG-1.44 được sản xuất từ năm 2000 nhưng sẽ không bao giờ được cất cánh trở lại dù được trang bị nhiều tiến bộ kỹ thuật mới. Máy bay này thuộc Dự án Mikyoyan 1.44/1.42 của Liên Xô nhằm đối trọng với các máy bay quân sự hiện đại của Mỹ, trong đó tích hợp nhiều tính năng vượt trội của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Sau 2 chuyến bay thử nghiệm, dự án Mikyoyan đã dừng lại, thay thế bằng chương trình PAK FA. (Ảnh: Flickr)
Mẫu máy bay hạng nhẹ MiG-1.44 được sản xuất từ năm 2000 nhưng sẽ không bao giờ được cất cánh trở lại dù được trang bị nhiều tiến bộ kỹ thuật mới. Máy bay này thuộc Dự án Mikyoyan 1.44/1.42 của Liên Xô nhằm đối trọng với các máy bay quân sự hiện đại của Mỹ, trong đó tích hợp nhiều tính năng vượt trội của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Sau 2 chuyến bay thử nghiệm, dự án Mikyoyan đã dừng lại, thay thế bằng chương trình PAK FA. (Ảnh: Flickr)
Sau Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc cất cánh lần đầu vào tháng 1/2011, trong đó tích hợp các ý tưởng thiết kế cũng như các tính năng của chiến đấu cơ các nước khác (như F-22, MiG-1.44 và đặc biệt là F-35). Tháng 11/2016, J-20 lần đầu ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Sau Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc cất cánh lần đầu vào tháng 1/2011, trong đó tích hợp các ý tưởng thiết kế cũng như các tính năng của chiến đấu cơ các nước khác (như F-22, MiG-1.44 và đặc biệt là F-35). Tháng 11/2016, J-20 lần đầu ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Một sản phẩm khác của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc là J-31, cất cánh lần đầu tiên vào tháng 10/2012. Tuy nhiên, cũng giống như J-20, một số chuyên gia quân sự vẫn đang tranh cãi về việc liệu J-31 có phải thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hay không. (Ảnh: Flickr)
Một sản phẩm khác của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc là J-31, cất cánh lần đầu tiên vào tháng 10/2012. Tuy nhiên, cũng giống như J-20, một số chuyên gia quân sự vẫn đang tranh cãi về việc liệu J-31 có phải thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hay không. (Ảnh: Flickr)
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ X-2 Shinshin, trước đây gọi là ATD-X, được phát triển ở Nhật Bản từ năm 2004 sau khi Mỹ từ chối bán F-22 cho Tokyo. Phiên bản mới nhất của mẫu máy bay này được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ siêu âm và độ tàng hình cao. (Ảnh: Reuters)
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ X-2 Shinshin, trước đây gọi là ATD-X, được phát triển ở Nhật Bản từ năm 2004 sau khi Mỹ từ chối bán F-22 cho Tokyo. Phiên bản mới nhất của mẫu máy bay này được cho là có khả năng di chuyển với tốc độ siêu âm và độ tàng hình cao. (Ảnh: Reuters)
Ấn Độ cũng đang muốn đuổi kịp các nước về chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bên cạnh các máy bay thuộc chương trình FGFA, vốn được phát triển trên cơ sở T-50 của Nga. Ấn Độ khởi động dự án chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 từ năm 2011 và cho đến nay đã xác định được các yếu tố kỹ thuật cơ bản trên mẫu máy bay này (Ảnh: Sputnik)
Ấn Độ cũng đang muốn đuổi kịp các nước về chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bên cạnh các máy bay thuộc chương trình FGFA, vốn được phát triển trên cơ sở T-50 của Nga. Ấn Độ khởi động dự án chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 từ năm 2011 và cho đến nay đã xác định được các yếu tố kỹ thuật cơ bản trên mẫu máy bay này (Ảnh: Sputnik)
Chiến đấu cơ Qaher-313 hay còn gọi là Dominant-313 của Iran bắt đầu “trình làng” từ tháng 2/2013. Theo tuyên bố của giới chức Iran, mẫu máy bay này có thể tránh được radar của đối phương, tuy nhiên một số chuyên gia quân sự vẫn nghi ngờ về khả năng đáp ứng được các tiêu chí của một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của loại máy bay này. (Ảnh: ISNA)
Chiến đấu cơ Qaher-313 hay còn gọi là Dominant-313 của Iran bắt đầu “trình làng” từ tháng 2/2013. Theo tuyên bố của giới chức Iran, mẫu máy bay này có thể tránh được radar của đối phương, tuy nhiên một số chuyên gia quân sự vẫn nghi ngờ về khả năng đáp ứng được các tiêu chí của một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của loại máy bay này. (Ảnh: ISNA)

Thành Đạt

Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm