1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Máy bay ném bom từng phá nhiều kỷ lục thế giới của Mỹ

(Dân trí) - Vào thời điểm mới ra mắt, XB-70 Valkyrie là máy bay ném bom có kích thước lớn nhất và tốc độ nhanh nhất thế giới, nhưng không được đưa vào sản xuất hàng loạt vì một số nguyên nhân.


XB-70 từng là máy bay ném bom lớn nhất và nhanh nhất thế giới do Mỹ chế tạo. Vào thời điểm ra mắt vào năm 1964, nó sở hữu động cơ cho phép đạt tới tốc độ bay siêu thanh 3.704 km/h và độ cao tối đa là 21.336 m. (Ảnh: NASA)

XB-70 từng là máy bay ném bom lớn nhất và nhanh nhất thế giới do Mỹ chế tạo. Vào thời điểm ra mắt vào năm 1964, nó sở hữu động cơ cho phép đạt tới tốc độ bay siêu thanh 3.704 km/h và độ cao tối đa là 21.336 m. (Ảnh: NASA)


XB-70 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1964 với phiên bản XB-70A. Mỹ chỉ chế tạo 2 biến thể của máy bay này trong khuôn khổ một dự án 1,5 tỉ USD, có nghĩa là mỗi máy bay XB-70 có trị giá vào khoảng 750 triệu USD, một con số khá cao vào thời điểm đó. (Ảnh: NASA)

XB-70 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1964 với phiên bản XB-70A. Mỹ chỉ chế tạo 2 biến thể của máy bay này trong khuôn khổ một dự án 1,5 tỉ USD, có nghĩa là mỗi máy bay XB-70 có trị giá vào khoảng 750 triệu USD, một con số khá cao vào thời điểm đó. (Ảnh: NASA)

Khi ra mắt, XB-70 đáp ứng được mọi yêu cầu của không quân Mỹ, bao gồm phạm vi hoạt động liên lục địa cùng tải trọng lớn như những chiếc máy bay ném bom B-52 cùng tốc độ rất nhanh so với các máy bay ném bom chiến lược cùng thời. XB-70 có khả năng ném bom thường hoặc bom hạt nhân. (Ảnh: NASA)
Khi ra mắt, XB-70 đáp ứng được mọi yêu cầu của không quân Mỹ, bao gồm phạm vi hoạt động liên lục địa cùng tải trọng lớn như những chiếc máy bay ném bom B-52 cùng tốc độ rất nhanh so với các máy bay ném bom chiến lược cùng thời. XB-70 có khả năng ném bom thường hoặc bom hạt nhân. (Ảnh: NASA)


XB-70 bắt đầu được phát triển vào những năm 1950 vì Mỹ muốn các máy bay ném bom có thể vượt qua hệ thống tên lửa đánh chặn và các tổ hợp phòng không của đối phương. Tuy nhiên, sự ra đời của các tên lửa đất đối không, tiêu biểu là SAM của Liên Xô hay các tên lửa liên lục địa, đã trở thành khắc tinh của các máy bay ném bom thời điểm đó. Sự việc máy bay do thám Lockheed U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn hạ năm 1960 đã khiến Washington không còn “mặn mà” với dự án máy bay ném bom siêu thanh. (Ảnh: NASA)

XB-70 bắt đầu được phát triển vào những năm 1950 vì Mỹ muốn các máy bay ném bom có thể vượt qua hệ thống tên lửa đánh chặn và các tổ hợp phòng không của đối phương. Tuy nhiên, sự ra đời của các tên lửa đất đối không, tiêu biểu là SAM của Liên Xô hay các tên lửa liên lục địa, đã trở thành "khắc tinh" của các máy bay ném bom thời điểm đó. Sự việc máy bay do thám Lockheed U-2 của Mỹ bị Liên Xô bắn hạ năm 1960 đã khiến Washington không còn “mặn mà” với dự án máy bay ném bom siêu thanh. (Ảnh: NASA)

Tới năm 1961, cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cho ngừng chương trình sản xuất XB-70. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sử dụng máy bay này cho mục đích nghiên cứu tới năm 1969. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Tới năm 1961, cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cho ngừng chương trình sản xuất XB-70. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sử dụng máy bay này cho mục đích nghiên cứu tới năm 1969. (Ảnh: Quân đội Mỹ)


XB-70 dài 56 m, điểm rộng nhất 32 m, cao 9 m, được trang bị 6 động cơ phản lực General Electric J-93. (Ảnh: Boeing)

XB-70 dài 56 m, điểm rộng nhất 32 m, cao 9 m, được trang bị 6 động cơ phản lực General Electric J-93. (Ảnh: Boeing)

Buồng lái của XB-70 (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Buồng lái của XB-70 (Ảnh: Quân đội Mỹ)


Vào ngày 8/6/1966, khi đang thực hiện chuyến bay với tốc độ cao, XB-70 đã va chạm với máy bay F-104N của NASA, khiến 2 phi công thiệt mạng. Vì vậy, hiện tại chỉ còn duy nhất 1 chiếc XB-70, biến thể XB-70A còn tồn tại. Trong ảnh: XB-70 bay ở giữa còn F-104 có đuôi màu da cam. (Ảnh: NASA)

Vào ngày 8/6/1966, khi đang thực hiện chuyến bay với tốc độ cao, XB-70 đã va chạm với máy bay F-104N của NASA, khiến 2 phi công thiệt mạng. Vì vậy, hiện tại chỉ còn duy nhất 1 chiếc XB-70, biến thể XB-70A còn tồn tại. Trong ảnh: XB-70 bay ở giữa còn F-104 có đuôi màu da cam. (Ảnh: NASA)

Chiếc XB-70A sau đó chuyển sang phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và một trong những thành tựu lớn nhất có sự đóng góp của máy bay này là sự ra đời của máy bay ném bom B-1.
Chiếc XB-70A sau đó chuyển sang phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và một trong những thành tựu lớn nhất có sự đóng góp của máy bay này là sự ra đời của máy bay ném bom B-1.

Từ 10/2015 tới nay, XB-70 được chuyển vào trưng bày tại Bảo tàng Không quân quốc gia Mỹ.
Từ 10/2015 tới nay, XB-70 được chuyển vào trưng bày tại Bảo tàng Không quân quốc gia Mỹ.

Đức Hoàng

Theo Business Insider

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm