1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Họp báo về "số phận mới" của TPP-11

(Dân trí) - Trưa 11/11, Nhật Bản và Việt Nam tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Theo đó, TPP có một cái tên mới.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi của Dân trí liên quan đến TPP

"Thực tế hơn để đảm bảo khả thi!"

11h38: Họp báo kết thúc.

11h37: Câu hỏi cuối cùng của cuộc họp báo được đặt ra TPP sẽ như thế nào khi không có Mỹ?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Các quốc gia tham gia đàm phán, xây dựng và thiết kế với những tiêu chuẩn và chuẩn mực lượng cao trong tất cả các khía cạnh và lĩnh vực, đã đạt được các điểm cân bằng chung của tất cả các quốc gia thành viên.

"Khi Hoa Kỳ là một quốc gia có sức nặng kinh tế và vai trò của mình rút ra khỏi Hiệp định TPP thì cũng đã tạo ra những khó khăn giữa các quốc gia trong việc tiếp tục quan điểm để duy trì hiệp định này.

Với những tiêu chuẩn chất lượng mới, cần phải tìm được điểm cân bằng đối với tất cả các quốc gia về lợi ích và nghĩa vụ cam kết của mình. Vì vậy, trong tất cả các vòng đàm phán trong thời gian vừa qua, để thực hiện các chỉ đạo của Bộ trưởng TPP-11, Trưởng các đoàn đàm phán đã có những cách tiếp cận rất thực tiễn, nhằm duy trì được một hiệp định chất lượng cao và riêng để đảm bảo được mục tiêu ban đầu của TPP-12, nhưng mặt khác cũng có quan điểm thực tế hơn để đảm bảo có khả năng thực thi và hiệu quả với 11 quốc gia còn lại", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.


(Ảnh: Quý Đoàn)

(Ảnh: Quý Đoàn)

Trả lời về vấn đề hiện còn khúc mắc lớn nhất của TPP là gì, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng điểm khó khăn nhất là phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì hiệp định này ở mức độ chất lượng cao. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà là của tất cả các nước.


Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng điểm khó khăn nhất là phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì hiệp định này ở mức độ chất lượng cao (Ảnh: Quý Đoàn)

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng điểm khó khăn nhất là phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì hiệp định này ở mức độ chất lượng cao (Ảnh: Quý Đoàn)


Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: Quý Đoàn)

Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: Quý Đoàn)

Bộ trưởng Công Thương Việt Nam nêu lên những khó khăn cần đạt được sự đồng thuận của các thành viên để giải quyết. Với tư cách là nước chủ trì, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ để đạt thoả thuận chung của TPP và CPTPP.


(Ảnh: Quý Đoàn)

(Ảnh: Quý Đoàn)

"Số phận mới" của TPP

"11h35: Tiếp tục trả lời câu hỏi của Dân trí, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Việc thay đổi dựa trên việc chúng tôi đã trao đổi và thống nhất về những lĩnh vực có chất lượng cao, không riêng về mở cửa thị trường và các hiệp định kinh tế.

Việc thay đổi tên gọi mới với từ tiến bộ và toàn diện đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các thành viên”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông báo về TPP - 11 đổi tên

11h34: Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc tại sao lại phải đổi tên? Lý do gì để đoàn Canada thay đổi quyết định vào phút chót?

Đại diện Nhật Bản cho biết đưa ra tên gọi mới và lĩnh vực thay đổi chính là từ TPP 12 thành TPP11 nên tên cũng phải khác đi. Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về tên gọi. Nội dung không chỉ là đầu tư mà còn về sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực rộng lớn. Về mặt bản chất là hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã ký kết nên nó là toàn diện.

Với câu hỏi vì sao Canada lại thay đổi thái độ? Cái này phải hỏi Canada. Ngày hôm kia, tại cuộc họp, các Bộ trưởng đã giơ tay để thống nhất, nhưng Bộ trưởng Canada có thể trong nước họ còn có vướng mắc. Hôm qua đã khẳng định TPP có hiệu lực sớm hơn. Chúng tôi đề nghị Canada có những thông tin khẳng định lại trong quá trình này.

11h28: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết: "Quá trình đàm phán đa phương thế này tại Đà Nẵng và trước đó, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tất cả các bên. Trong đàm phán như thế này, nhiều khi kết quả đến ở phút cuối cùng và phút cuối cùng Canada thay đổi thái độ. Cuối cùng chúng tôi đã có được sự thống nhất".

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, TPP-11 vẫn đảm bảo là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12, đồng thời đảm bảo có những điểm cân bằng mới đối với các quốc gia thành viên.

11h18: Theo đó, CPTPP gồm 8000 trang tài liệu, nhưng chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn thực thi. Các nước cam kết xây dựng CPTPP là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12.

Mỗi quốc gia thành viên sẽ liệt kê danh sách giới hạn các điều khoản tạm hoãn của nước mình.


Cuộc họp báo thu hút rất động phóng viên tới từ các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước (Ảnh: Quý Đoàn)

Cuộc họp báo thu hút rất động phóng viên tới từ các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước (Ảnh: Quý Đoàn)

Tạm hoãn thực thi một số điều khoản

11h15: Qua 4 vòng đàm phán, đại diện các nước đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tạm hoãn thực thi một số điều khoản.

Thông tin mới nhất cho biết, sau bốn vòng đàm phán liên tục trong các ngày 8, 9 và 10/11, Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương sẽ có tên mới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP).

Đúng 11h, Cuộc họp báo bắt đầu, có sự tham gia của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi. Rất đông phóng viên trong nước và quốc tế đã túc trực để chờ đợi những diễn biến của cuộc họp báo này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, bên lề Tuần lễ cấp cao APEC, Bộ trưởng của các nước thành viên TPP đã họp từ ngày 8-10/11 để thảo luận và sớm đưa Hiệp định TPP vào thực thi trong bối cảnh và tình hình mới.

Sau cuộc họp của các Bộ trưởng phụ trách về kinh tế TPP tại Hà Nội vào tháng 5 vừa qua, các nước trong TPP - 11 đã lần lượt tổ chức các cuộc làm việc ở cấp Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ. Trong 4 bậc đàm phán đã thống nhất được rất nhiều nội dung quan trọng.

Các Bộ trưởng trong phiên họp những ngày vừa qua tại Đà Nẵng đã thống nhất một số nội dung quan trọng. Cụ thể, thống nhất tên gọi mới của TPP gồm 11 nước thành viên là Hiệp đinh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, viết tắt là CTTTP.


Cuộc hội đàm giữa các đại diện TPP chiều 10/11 phải hoãn lại. (Ảnh: Xuân Ngọc)

Cuộc hội đàm giữa các đại diện TPP chiều 10/11 phải hoãn lại. (Ảnh: Xuân Ngọc)

Trước đó, có nguồn tin cho biết, vào giữa đêm 10/11, phía đại diện Canada đã thông báo rằng TPP-11 nước thành viên TPP đã đạt được thoả thuận về “những phần cốt lõi” cho hiệp định TPP-11.

Diễn biến này khá bất ngờ với giới quan sát bởi trước đó, Thủ tướng Canada không xuất hiện, đàm phán TPP-11 bị hoãn. Qua một đêm gay cấn, xoay chuyển 180 độ, TPP được cho là vẫn có triển vọng 'sống' nhưng tương lai vẫn còn nhiều việc phải làm, chưa thể xác định mốc cụ thể nào cho TPP-11 vận hành.

TPP ban đầu gồm 12 quốc gia, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. TPP được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên vốn chiếm 40% GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, người kế nhiệm của ông Obama là Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP đầu năm 2017. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 thành viên còn lại đã nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán về cách thức nhằm duy trì TPP.

Như Quỳnh - An Bình