Ăn miến sai cách làm tăng đường huyết: Nguy hiểm khôn lường

(Dân trí) - Với suy nghĩ miến chứa ít đường, ít năng lượng nên nhiều người bị tiểu đường lựa chọn miến làm loại thực phẩm ăn kiêng thay cơm trắng thường xuyên nhằm cắt giảm tinh bột, hạ đường huyết. Tuy nhiên, ăn miến thay cơm là cách nhanh nhất khiến đường huyết tăng lên với tốc độ “không phanh”.

Ăn miến sai cách – đường huyết lên không phanh

Bác N.T.T – Hà Nội luôn ăn uống kiêng khem rất thận trọng từ khi biết mình bị bệnh tiểu đường. Được biết bệnh tiểu đường phải cắt giảm nhiều tinh bột, nhiều người mách dùng miến ăn thay cơm sẽ có tác dụng giúp hạ đường huyết, bác chăm chỉ thực hiện. Đến khi đường huyết của bác tăng cao lên đến 14 phẩy, phải nhập viện, thì cả nhà bác mới ngã ngửa ra nguyên nhân chính là do bác đã ăn miến thay cơm.

Người tiểu đường không nên ăn miến thay cơm
Người tiểu đường không nên ăn miến thay cơm

Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi: “Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.

Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.

Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Ăn miến sai cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong”.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần cắt bỏ hoàn toàn miến hay bất cứ thực phẩm nào khác ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Người tiểu đường ăn miến, ăn cơm như thế nào mới đúng?

Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm khác: Theo chuyên gia, người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem ngặt nghèo mà vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu ăn không đủ 4 nhóm chất trên, người bệnh sẽ gặp có nguy cơ suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng để hoạt động.

Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với thể trạng từng người: Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hoặc ăn miến với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.

Tùy vào chiều cao của từng người mà mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau.

Ví dụ: thông thường nữ giới cao 1,51m-1,55m cần 70g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 bát con cơm + 2 thìa con cơm trắng hoặc 85g miến, tương đương vớ 1 bát con + 2/3 bát con miến.

Nam giới cao 1,67m-1,70m cần 90g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 nửa bát cơm trắng và 2/3 bát cơm trắng hoặc 109g miến, tương đương với 2 miệng bát con + 1/3 bát con miến.

Để kiểm tra xem mỗi bữa chính, người tiểu đường cần bao nhiêu g tinh bột phù hợp với tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của từng người, có thể tra cứu tại: http://diabetna.vn/kiem-tra-suc-khoe

Nên ăn rau trước khi ăn miến hoặc cơm: Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose.

Ăn miến sai cách làm tăng đường huyết: Nguy hiểm khôn lường - 2

Bên cạnh đó, chất xơ trong rau là lượng chất cơ thể không thể tiêu hóa. Do đó, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó làm giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, còn cách nào để giúp hạ và ổn định đường huyết?

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội…

Đồng thời, người tiểu đường cũng cần dùng thuốc đều đặn, đúng liều, đủ liều và liên tục.

Có thể kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Ví dụ: sản phẩm được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ,. Nhờ vậy giúp hạ và ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, hoạt chất trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường. Vì vậy, khi uống vào trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột và làm não bộ tưởng nhầm là đã tiêu hóa 1 lượng đường đáng kể vào. Lúc này, não sẽ chỉ đạo cơ thể tiêu thụ lượng đường giảm đi. Do đó, người tiểu đường cũng sẽ không ăn quá nhiều cơm, miến hoặc các chất bột đường khác.

Ăn miến sai cách làm tăng đường huyết: Nguy hiểm khôn lường - 3

TPBVSK Diabetna sử dụng dây thìa canh chuẩn hóa được cam kết trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu tốt), giúp hỗ trợ tân sinh, chỉ khát, làm hạ đường huyết, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thông tin cho bạn đọc

Tổng đài tư vấn về bệnh tiểu đường (Miễn phí): 1800.6316

Tra cứu nơi bán sản phẩm: BẤM VÀO ĐÂY

Ăn miến sai cách làm tăng đường huyết: Nguy hiểm khôn lường - 4

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh