"Ảnh hưởng của Qatar về dầu mỏ là không đáng kể"
(Dân trí) - Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản của Ả Rập Xê Út, Khalid A. Al-Falih cho biết, nỗ lực cách ly Ả Rập Xê Út của Qatar sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá dầu.
Cụ thể, ông Al-Falih nói bên lề các cuộc họp ở Kazakhstan vào cuối tuần trước rằng: “Thị trường năng lượng không có gì thay đổi.”
Được biết, một số quốc gia do Ả Rập Xê Út lãnh đạo đã đột ngột cắt đứt quan hệ với Qatar hồi đầu tháng này.
Trước đó, theo một báo cáo của Al Jazeera, Ả Rập Xê Út đã ban hành các yêu cầu đối với Qatar, bao gồm chấm dứt quan hệ với Iran, phá vỡ mọi quan hệ với tổ chức Hồi giáo Anh em và trục xuất tất cả các thành viên của Hamas. Nước này cũng yêu cầu Qatar phải đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera, nơi đã bị tin tặc tấn công vào tuần trước.
Theo CNBC, chất xúc tác cho vết rạn nứt này là một tuyên bố của vị lãnh đạo Qatar khi chỉ trích Ả Rập Xê út và Tổng thống Donald Trump, người vừa mới đến thăm Ả Rập Xê Út trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông và đồng ý với các hợp đồng quân sự mới và mối quan hệ kinh tế rộng lớn hơn.
Cho đến nay, tranh chấp này đã có ít tác động đến thị trường năng lượng hơn, nhưng vào tuần trước, hai lô hàng của Qatari LNG, được cho là có liên quan đến Anh, đã đột ngột thay đổi hướng trong Vịnh Aden vào hôm 8/6, làm tăng dự đoán rằng hàng hóa ở Qatar sẽ phổ biến rộng rãi hơn trong thị trường khí toàn cầu. Nhưng Bộ trưởng Al-Falih nói ông không mong đợi cuộc khủng hoảng này có nhiều ảnh hưởng đến thị trường.
“Qatar là thành viên của tổ chức OPEC và cũng đã ký kết thỏa thuận vừa được gia hạn với 24 thành viên khác. Chúng tôi tin tưởng rằng họ sẽ tiếp tục tuân theo những điều khoản này, nhưng sự đóng góp chung của họ về mặt cắt giảm khí đốt hay dầu khí là không đáng kể trong kế hoạch tổng thể”, vị Bộ trưởng này nói.
Ông Al-Falih nói thêm rằng, ông hy vọng những căng thẳng với Qatar sẽ nhanh chóng giải quyết.
“Nhưng nó không nằm trong tay của chúng ta, nó nằm trong sự kiểm soát của Chính phủ Qatar. Chúng tôi nghĩ rằng các nước láng giềng của Qatar, không chỉ ở GCC mà còn ở những nơi khác trên thế giới đã nói rõ những điều kiện để đạt được điều đó là gì.”
Nhìn chung, Bộ trưởng Al-Falih dự kiến rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ làm giảm lượng cung vượt quá lượng cầu, mặc dù thị trường tuần qua khá bất ngờ với số lượng dầu khí tồn kho cao.
Cục Quản lý Thông tin Năng lượng cho biết, vào giữa tuần trước rằng các kho dự trữ dầu tại Hoa Kỳ tăng 3,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 2/6, điều này làm cho các nhà phân tích ước tính giảm 3,5 triệu thùng và khiến giá dầu sụt giảm.
Ông Al-Falih nói: “Dữ liệu hàng tuần luôn thay đổi lên xuống, tâm lý thị trường tài chính biến động như một con lắc, nhưng điều đó không làm thay đổi các nguyên tắc cơ bản. Những gì chúng ta có thể làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất dầu là những nguyên tắc cơ bản, mức cung sẽ dẫn đến việc hàng tồn kho được giải quyết.”
“Chúng tôi đã nhìn thấy thị trường Mỹ thu hút dầu khí từ khắp nơi trên thế giới, điều này đã dẫn đến tình trạng tồn kho cao hơn tuần trước, nhưng nó cũng tạo ra sự thiếu hụt ở những nơi khác", ông nói và lưu ý rằng lượng hàng tồn kho của OECD đã giảm khoảng 80 triệu thùng/ngày và khoảng 50% của lưu trữ nổi đã được thanh lý vào thị trường toàn cầu.
Ông cũng chỉ ra cuộc họp kế hoạch của OPEC hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó có nội dung sẽ phối hợp với các nước đồng minh sản xuất dầu quan trọng trong hiệp ước cắt giảm sản lượng, bao gồm cả Nga.
Ông nói: “Nếu chúng ta tìm ra bất cứ lý do nào để cần phải điều chỉnh chiến lược mà chúng ta đã đưa ra, chúng ta sẽ sẵn sàng làm điều đó.”
Hồng Vân
Theo CNBC