Những bất ngờ về sự ra đời của các ngôi sao trong thiên hà Milky Way

(Dân trí) - Một nghiên cứu về các sóng âm thanh bên trong được tạo ra bởi “starquakes” (các rung động của sao), khiến các ngôi sao rung như một chiếc chuông, cung cấp một cái nhìn sâu sắc chưa từng có về trạng thái trong các đám mây khí hỗn loạn, nơi những vì sao được sinh ra từ 8 tỷ năm trước.

Những thiên hà nhỏ gọn mờ nhạt của vũ trụ sơ khai. Ảnh: NASA, ESA, và L. Infante (Pontificia Universidad Catolica de Chile)
Những thiên hà nhỏ gọn mờ nhạt của vũ trụ sơ khai. Ảnh: NASA, ESA, và L. Infante (Pontificia Universidad Catolica de Chile)

Độ xoáy của khoảng 70% ngôi sao đỏ khổng lồ quan sát thấy trong các cụm sao được liên kết chặt chẽ với nhau, theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Tiến sĩ Dennis Stello, chuyên gia nghiên cứu của UNSW.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng cách tiếp cận thần kinh học để xác định hướng góc quay của 48 ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, ngân hà Milky Way.

"Trước đây người ta đã giả định rằng biến động lớn có thể đã làm rối loạn năng lượng quay của các đám mây, nơi các ngôi sao được sinh ra, và ngăn cản sự liên kết này”- Tiến sĩ Dennis Stello cho biết.

"Như các nhà địa chấn học sử dụng động đất để có thể hiểu được bên trong hành tinh chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng các rung động của sao để hiểu được bên trong ngôi sao”. Nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy phương pháp tiếp cận này sẽ thu được những hiểu biết sâu sắc về các quá trình xảy ra hàng tỷ năm trước đây, gần với sự khởi đầu của vũ trụ.

Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí the journal Nature Astronomy.

Các ngôi sao được sinh ra khi những đám mây khí và bụi sập đổ - một quá trình bạo lực tạo ra các cụm sao có chứa tới hàng nghìn ngôi sao.

Các vườn ươm sao này cực kỳ khó tìm hiểu trực tiếp, bởi khí và bụi cản trở hầu hết các quan sát thiên văn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu 48 ngôi sao khổng lồ đỏ trong hai cụm sao cổ xưa - một hình thành cách đây hơn 2 tỷ năm và cái còn lại được tạo ra cách đây hơn 8 tỷ năm.

Phân tích của họ liên quan đến 4 năm quan sát các ngôi sao thực hiện tại đài thiên văn Kepler của NASA.

"Lợi ích của việc nghiên cứu các cụm sao cổ xưa từ bụi và khí gây cản trở đã biến mất, nhưng các ngôi sao vẫn giữ được dấu vết của các điều kiện ban đầu trong đám mây nơi chúng sinh ra”, Tiến sĩ Stello cho biết.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy độ xoáy của khoảng 70% các ngôi sao trong mỗi cụm được liên kết chặt chẽ, và không phải hướng ngẫu nhiên như đã dự kiến, điều này cho chúng ta biết rằng các xung góc của đám mây khí và bụi đã được chuyển giao hiệu quả cho các ngôi sao mới.

"Đáng chú ý là dấu vết của những điều kiện ban đầu này vẫn có thể nhìn thấy hàng tỷ năm sau đó, bằng cách nghiên cứu các dao động nhỏ trong những ngôi sao cách rất nhiều năm ánh sáng", ông nói.

Thu Hồng (Theo Science Daily)