1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Chứng cứ khoa học của những truyền thuyết chúng ta thường nghe (phần 2)

(Dân trí) - Sẽ thế nào khi những sinh vật mang đầy màu sắc thần bí, trong các truyền thuyết thời xa xưa như: “Rồng”, “Ma cà rồng” hay “Nhân mã”, được nhìn nhận dưới góc độ khoa học?

Ma cà rồng

Chứng cứ khoa học của những truyền thuyết chúng ta thường nghe (phần 2) - 1

Theo các nhà khoa học, hình tượng ma cà rồng có lẽ đã được người dân thời xưa thêu dệt nên khi nhìn thấy những người mắc căn bệnh Porphyria. Cụ thể, Porphyria là một hội chứng hiếm gặp gây rối loạn trình tự gen ở người. Theo tính toán, cứ 200.000 người sẽ có một người mắc Porphyria.

Nếu bố hoặc mẹ mắc phải Porphyria thì con của họ sẽ có 25% rủi ro mắc căn bệnh này. Được biết, dưới tác động của Porphyria, bệnh nhân sẽ bị mất cân bằng sắc tố. Điều này dẫn đến việc hồng cầu của họ dễ dàng bị phá hủy dưới tác động của tia cực tím. Do đó người bệnh thường rất sợ ánh sáng mặt trời. Để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng, họ chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm.

Đây là một chi tiết khá giống với mô tả về ma cà rồng mà chúng ta thường nghe tới. Bên cạnh điểm tương đồng này, bệnh nhân Porphyria cũng có ngoại hình không khác biệt với ma cà rồng là mấy. Theo đó, sự rối loạn kiểu gen sẽ khiến hệ gân sẽ bị biến dạng dẫn tới các ngón tay co rúm. Làn da quanh môi cũng sẽ khô cong để lộ ra hàm răng dị hình. Với ngoại hình đáng sợ như vậy, ở thời trung cổ, những người mắc phải Porphyria thậm chí còn bị cho là quỷ dữ và phải nhận kết cục trên giàn thiêu.

Rồng

Chứng cứ khoa học của những truyền thuyết chúng ta thường nghe (phần 2) - 2

Các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều bằng chứng về sự tương đồng giữa tạo hình của loài rồng, trong văn hóa các nước, và cấu trúc của các bộ xương khủng long. Theo đó, những truyền thuyết cổ nhất về loài rồng được xuất phát từ Mông cổ. Thật tình cờ, đây cũng chính là vị trí của sa mạc Gobi, nơi có rất nhiều bộ xương khủng long được tìm thấy.

Bên cạnh đó, để ý thấy rằng, rồng chỉ có trong văn hóa của người châu Âu và châu Á mà không hề có ở châu Phi, khu vực không hề có sự xuất hiện của xương khủng long. Ngoài ra, một số ý kiến khác còn cho rằng, nếu giải phẫu một con rồng, chúng ta sẽ thấy bộ xương của chúng khá giống với các loài bò sát hiện đại như cá sấu, cự đà hay rắn.

Do đó, rất có thể người xưa đã dựa vào chính những con vật này để xây dựng nên loài rồng trong các câu chuyện của mình.

Nhân mã

Chứng cứ khoa học của những truyền thuyết chúng ta thường nghe (phần 2) - 3

Nhân mã bắt đầu xuất hiện trong các văn tự cổ vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 TCN, ở Hy Lạp. Theo phỏng đoán của giới khoa học, nhân vật thần bí nửa người nửa ngựa này được các học giả Hy Lạp thời xa xưa tưởng tượng nên, khi họ nhìn thấy những chiến binh cưỡi ngựa từ các bộ lạc phương Bắc như: Scythians, Tauri, hay Kassites…

Lý do là bởi ở Hy Lạp vào thời điểm đó không hề có sự hiện diện của loài ngựa. Chính vì vậy, việc nhìn thấy những người ngồi trên lưng ngựa và di chuyển một cách thần tốc thực sự là một điều hết sức lạ lẫm với người dân bản xứ nơi đây.

Thảo Vy

Theo BS