Ngành Logistics Việt Nam sẽ còn “khát” nhân lực dài dài

Chọn ngành nào, trường nào để tốt nghiệp ra trường không thất nghiệp vẫn là nỗi băn khăn lớn của các học sinh và phụ huynh trong tình trạng thừa nhân lực như hiện nay. Tới khi nào sĩ tử mới hết “đánh cược” tương lai của mình vào số phận?

Nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam vừa thiếu, vừa hạn chế về trình độ, tuy nhiên, chỉ tiêu các trường Đại học công bố hiện nay chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình đào tạo tại trường tuy có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn chậm.

Ngành Logistics sẽ “bùng nổ”

Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành Logistics có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. TPP hướng tới xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước về 0%, hứa hẹn sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây được coi là cơ hội lớn cho ngành Logistics “bùng nổ”.

Ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đang “bùng nổ”
Ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đang “bùng nổ”

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam VLA cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong đó, các công ty điều phối Logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần. Còn lại gần 1.300 doanh nghiệp Logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.

Nguyên nhân được ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Logistics Việt Nam (VLI), lý giải là do Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực Logistics và phần lớn chưa qua đào tạo nên mức độ chuyên nghiệp còn kém.

Khủng hoảng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Logistics

Theo kết quả điều tra của các tổ chức, viện nghiên cứu, nguồn nhân lực ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics Việt Nam hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, khoảng hơn 20% theo các chương trình đào tạo trong nước, dưới 10% thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo tại các nước phát triển.

Khủng hoảng nhân sự chất lượng cao ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics
Khủng hoảng nhân sự chất lượng cao ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics

Trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ tính riêng ngành logistics Logistics ở Việt Nam hiện nay cần thêm khoảng gần 20,000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn (theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam). Nhu cầu nhân sự của ngành đang ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường. Điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 37-40 tỷ USD, chiếm 25% GDP của cả nước.

Nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng

Do nguồn nhân lực Logistics cung cấp cho thị trường lao động đang thiếu trầm trọng, cùng với sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về vai trò Logistics, nên những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Thu nhập cũng luôn ở nhóm cao trong xã hội. Trước thực trạng khan hiếm, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics đang trở nên hết sức cấp thiết.

Nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thực tế, Đại học RMIT Việt Nam đã giới thiệu chương trình cử nhân "Quản lý "Chuỗi cung ứng & Logistics" nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Theo ghi nhận, Chương trình Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics) của RMIT đào tạo trong 3 hoặc 4 năm, không tuyển sinh dựa trên điểm thi THPT Quốc gia mà xét tuyển học bạ cấp III và chứng chỉ tiếng Anh. Chương trình vừa học vừa làm giúp sinh viên được tiếp xúc với thực tế và có kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp.

“Học đi đôi với hành” tại RMIT Việt Nam
“Học đi đôi với hành” tại RMIT Việt Nam

Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics) của RMIT Việt Nam sẽ được tiếp cận với những mô hình kinh doanh mới và có nền tảng kiến thức vững chắc về logistics như thu mua vật tư, quản trị quy trình hoạt động, vận chuyển, phân phối và thiết kế chuỗi cung ứng, đồng thời nâng cao các kỹ năng mềm thiết yếu. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng từ Sản xuất và Dịch vụ, Quản trị Du lịch Khách sạn, Ngân hàng, Chuỗi bán lẻ, Thương mại điện tử, Bất động sản, Xuất nhập khẩu... với mức lương khởi điểm “mơ ước” từ 400$/tháng. Tọa đàm Chuỗi Quản Lý Cung Ứng và Logistics do RMIT Việt Nam tổ chức vào ngày 18/9 tại Sài Gòn và 25/09 tại Hà Nội sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện về cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có trong lĩnh vực đầy tiềm năng và thách thức này.

Tìm hiểu thông tin chi tiết tại: event.rmit.edu.vn/logistics