Đại học Việt Nam tăng số công bố khoa học chuẩn ISI trong 3 năm gần đây

(Dân trí) - Trong thời gian qua, nhiều đại học Việt Nam đã có nhiều chính sách thúc đẩy và khuyến khích công bố ISI. Trang web khoa học thế giới (Web of Science) của Clarivate, Mỹ cũng đã thống kê top 10 đơn vị hàng đầu về công bố ISI ở Việt Nam từ năm 2015-2018.

Trang web khoa học thế giới (Web of Science) của Clarivate, Hoa Kỳ thường xuyên thống kê các công trình khoa học, công nghệ đã công bố trên 14.000 tạp chí khoa học chất lượng và uy tín hàng đầu thế giới (còn được gọi là các tạp chí ISI).

Danh sách 10 đơn vị hàng đầu về công bố ISI ở Việt Nam trong giai đoạn 1/1/2015 đến 31/5/2018 (gần 3 năm):

TT

Tên đơn vị

Tổng số bài ISI trong thời gian trên

1

Viện hàn lâm KHCN Việt Nam

2.396

2

Đại học Tôn Đức Thắng

1.546

4

Đại học quốc gia TPHCM

1.373

3

Đại học quốc gia Hà Nội

1.234

5

Đại học bách khoa Hà Nội

1.075

6

Đại học Duy Tân

778

7

Đại học sư phạm Hà Nội

407

8

Đại học Cần Thơ

394

9

Đại học Huế

321

10

Đại học kỹ thuật Lê Quí Đôn

250

Ảnh chụp trực tiếp từ Web of Science (ngày 01/6/2018):
Ảnh chụp trực tiếp từ Web of Science (ngày 01/6/2018):

Thống kê trên chỉ tính những công bố ISI thuộc loại bài báo trên các tạp chí khoa học (journal articles) hoặc các kỷ yếu hội thảo khoa học (conference papers). Kết quả trên được tính trong một khoảng thời gian tương đối dài (gần 3 năm rưỡi).

Trong top 10 Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đứng số 1, vì đây là đơn vị nghiên cứu được Nhà nước đặc biệt ưu tiên với nguồn nhân lực có hàng ngàn tiến sĩ, vài chục viện thành viên và kinh phí hàng năm được Nhà nước cấp hàng ngàn tỷ đồng. Đứng vị trí số 3 và 4 là hai đại học quốc gia: Hà Nội và TPHCM. Điều đáng nói là ĐH Tôn Đức Thắng vươn lên vị trí số 2 còn trường ĐH Duy Tân (một đại học ngoài công lập) cũng lọt vào vị trí số 6.

Theo TS Lê Văn Út, Trưởng phòng khoa học công nghệ của trường ĐH Tôn Đức Thắng, kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí ISI được xem là tiêu chí chính để đánh giá năng lực của các cơ sở nghiên cứu và giáo dục. Đến nay, việc này trở thành thông lệ của hầu như tất cả các nước trên thế giới.

“Tại nhiều đại học uy tín trên thế giới, thành tựu ISI là yếu tố sống còn của một nhà khoa học trong việc được tuyển chọn hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ chuyên môn (giáo sư), cũng như quyết định sự thành bại của việc xin kinh phí nghiên cứu. Một người làm nghiên cứu với lý lịch khoa học không có, có rất ít; hoặc có công bố ISI nhưng với chất lượng kém... thì hầu như không có bất kỳ cơ hội nào tại các đại học uy tín này”, ông Út cho biết.

Lê Phương