Quảng cáo kể về chuyện… muộn chồng “gây sốt”

(Dân trí) - Áp lực lập gia đình trong xã hội Trung Quốc từ lâu đã được biết tới với những tin tức xuất hiện trên khắp các mặt báo quốc tế kể về nhu cầu thuê người đóng giả làm bạn trai, bạn gái ra mắt gia đình vào các dịp lễ Tết.

Người Trung Quốc còn có riêng những danh từ dành để chỉ những nam, nữ đang có dấu hiệu… “ế”, “quang côn” là từ dành cho nam, còn “thặng nữ” là từ dành cho nữ. So với các “quang côn” thì các “thặng nữ” lại càng chịu áp lực lớn hơn, bởi quan niệm của người dân Trung Quốc cũng như ở nhiều nước Á Đông khác đó là “con gái chỉ có thì”.

Những “thặng nữ” ở Trung Quốc chịu đủ thứ áp lực vô hình đến từ gia đình và xã hội. Mới đây, những áp lực ấy đã lần đầu tiên được chia sẻ trong một đoạn quảng cáo gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc.

Đoạn quảng cáo đã thu hút rất đông sự quan tâm của công chúng bởi những chia sẻ và xúc cảm chân thật chứa đựng trong đó. Những “thặng nữ” xuất hiện trong đoạn quảng cáo đã chia sẻ những tâm sự chân thành của họ khi rơi vào cảnh “muộn chồng” và bị chính cha mẹ đẻ gây áp lực và thậm chí gây tổn thương bằng những sự giục giã nhiều khi thiếu cảm thông.

Ở Trung Quốc, phụ nữ đã ở tuổi 25 mà chưa lập gia đình đã bắt đầu bị mọi người xung quanh dòm ngó, bàn tán. Với quan niệm “nồi tròn thì úp vung tròn…”, những phụ nữ không tìm được bến đỗ sớm dễ bị coi là kén chọn hoặc là “sống thoáng”.

Trong đoạn clip dài 4 phút của một thương hiệu mỹ phẩm, những “thặng nữ” ẩn danh đều có một điểm chung là không chấp nhận “nhắm mắt đưa chân” và cũng thẳng thắn thể hiện sự bất đồng đối với thái độ của cha mẹ.

Người Trung Quốc “phát sốt” với quảng cáo kể về những… “gái ế”

Những “thặng nữ” ẩn danh trong đoạn clip quảng cáo đã chia sẻ về những áp lực trong việc lập gia đình mà cha mẹ và họ hàng, làng xóm tạo ra đối với họ.
Những “thặng nữ” ẩn danh trong đoạn clip quảng cáo đã chia sẻ về những áp lực trong việc lập gia đình mà cha mẹ và họ hàng, làng xóm tạo ra đối với họ.
Những người phụ nữ trong clip quảng cáo đều có nỗi khổ tâm là bị gia đình, họ hàng nhắc nhở quá nhiều về chuyện lập gia đình, đến mức họ cảm thấy quá áp lực, mệt mỏi thậm chí bị tổn thương vì sự nhắc nhở quá ráo riết, sỗ sàng.
Những người phụ nữ trong clip quảng cáo đều có nỗi khổ tâm là bị gia đình, họ hàng nhắc nhở quá nhiều về chuyện lập gia đình, đến mức họ cảm thấy quá áp lực, mệt mỏi thậm chí bị tổn thương vì sự nhắc nhở quá ráo riết, sỗ sàng.

Đoạn clip mở đầu bằng hình ảnh vui tươi, vô tư lự của những người phụ nữ khi còn ở tuổi ấu thơ, trên cái nền hình ảnh đó, những câu nhắc nhở, bình luận gây tổn thương bắt đầu vang lên: “Cha sẽ không thể yên lòng nhắm mắt nếu con chưa lập gia đình”, “Con ngoan cố quá”, “Con kén chọn quá”, “Con đã là thặng nữ rồi đấy”…

Một người phụ nữ xuất hiện trong đoạn clip đã được mẹ của mình giải thích trước ống kính máy quay rằng cô “chỉ có ngoại hình trung bình” nên mới trở thành “thặng nữ” như hiện giờ. Sau đó, cô con gái đã bật khóc vì cha mẹ không hiểu rằng cô chỉ muốn lấy chồng nếu có tình yêu.
Một người phụ nữ xuất hiện trong đoạn clip đã được mẹ của mình giải thích trước ống kính máy quay rằng cô “chỉ có ngoại hình trung bình” nên mới trở thành “thặng nữ” như hiện giờ. Sau đó, cô con gái đã bật khóc vì cha mẹ không hiểu rằng cô chỉ muốn lấy chồng nếu có tình yêu.
Một số bậc cha mẹ còn cho rằng con cái đến tuổi mà không chịu lập gia đình là không nghĩ cho đấng sinh thành, không tôn trọng, không nể mặt họ.
Một số bậc cha mẹ còn cho rằng con cái đến tuổi mà không chịu lập gia đình là không nghĩ cho đấng sinh thành, không tôn trọng, không nể mặt họ.

Chia sẻ về những quan niệm truyền thống trong chuyện lập gia đình, một “thặng nữ” cho biết: “Bạn sẽ trở thành chủ đề để mọi người bàn tán, bình luận, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực xã hội. Thời điểm đón Tết âm lịch là mệt mỏi nhất bởi lúc này mọi người đều sẽ hỏi xem năm nay bao nhiêu tuổi rồi, không còn trẻ nữa đâu, sao chưa lập gia đình…”.

Một phụ nữ khác chia sẻ: “Trong xã hội Trung Quốc, mọi người đều nghĩ một phụ nữ chưa lập gia đình nghĩa là chưa trọn vẹn. Nhiều khi tôi cảm thấy mình như người bị ra rìa trong dòng chảy chung vậy”.

Các bậc phụ huynh của những cô gái xuất hiện trong đoạn clip cũng khá bối rối trước thế hệ của con mình trong đời sống hiện đại hôm nay: “Ở thời của chúng tôi, chuyện mối lái đơn giản lắm. Cứ đến tuổi là đều lập gia đình hết”.

Nhưng giờ đây, ngày càng có nhiều người trẻ ở Trung Quốc muộn chuyện gia đình, cha mẹ họ rất sốt ruột và muốn giúp con sớm tìm được “đối tượng” phù hợp, để tính chuyện “trăm năm”.

Một người cha thậm chí còn nói thẳng rằng: “Nếu con gái tôi không lấy chồng, đó sẽ là cơn đau tim đối với tôi”. Nghe những lời như vậy, cô con gái bật khóc và tự trách: “Có lẽ tôi đã quá ích kỷ. Tôi muốn xin lỗi cha mẹ mình. Tôi chỉ mong cha mẹ hiểu cho cách sống của tôi”.

Những người phụ nữ xuất hiện trong clip đều là những phụ nữ có học thức, công việc, tự tin, tự chủ trong cuộc sống, chính vì vậy, việc họ “muộn chồng” liền bị cha mẹ và họ hàng, làng xóm gán cho cái mác “kén chọn”.
Những người phụ nữ xuất hiện trong clip đều là những phụ nữ có học thức, công việc, tự tin, tự chủ trong cuộc sống, chính vì vậy, việc họ “muộn chồng” liền bị cha mẹ và họ hàng, làng xóm gán cho cái mác “kén chọn”.
Một cô gái khác (ảnh chụp khi cô còn nhỏ) bị cho là sống “quá thoáng” và thường xuyên bị cha mẹ thuyết phục rằng hãy để ông bà sắp đặt mai mối cho cô.
Một cô gái khác (ảnh chụp khi cô còn nhỏ) bị cho là sống “quá thoáng” và thường xuyên bị cha mẹ thuyết phục rằng hãy để ông bà sắp đặt mai mối cho cô.
Một người cha thậm chí còn bảo con gái của mình rằng ông sẽ không thể “nhắm mắt” nếu không kịp nhìn thấy cô lập gia đình. Những câu nhắc nhở như thế gây áp lực rất lớn đối với những “thặng nữ”.
Một người cha thậm chí còn bảo con gái của mình rằng ông sẽ không thể “nhắm mắt” nếu không kịp nhìn thấy cô lập gia đình. Những câu nhắc nhở như thế gây áp lực rất lớn đối với những “thặng nữ”.

Đoạn clip sau đó chuyển bối cảnh sang “Chợ tình Thượng Hải” nằm trong công viên Nhân dân, vốn là nơi các bậc cha mẹ thường tìm tới để treo “sơ yếu lý lịch” của con mình, cho các bậc phụ huynh “cùng chung tâm sự” khác ngó xem, nếu đôi bên thấy phù hợp thì có thể hỏi thăm kỹ càng hơn, sau đó sắp xếp gặp mặt.

Đây vốn là nơi khiến nhiều “thặng nữ”, “quang côn” cảm thấy rất không thoải mái bởi các bậc phụ huynh đã ra đến đây sẽ chẳng ngại gì mà không thẳng thắn hỏi những câu kiểu như: “Thu nhập một tháng của cháu nhà bà được bao nhiêu?” hay “Cháu đã có xe hơi, nhà riêng chưa?”.

Ngoài ra, việc các bậc phụ huynh nhìn ngó các bức ảnh, các “sơ yếu lý lịch” rồi “nâng lên đặt xuống”, cân nhắc lựa chọn, khiến những “quang côn”, “thặng nữ” cảm thấy rất tổn thương, một phụ nữ trong clip bình luận: “Ra nơi đó chẳng khác gì đang thương lượng đem bán con”.

Một người cha dặn con gái mình đừng “độc ác” với ông thêm nữa, mà hãy tìm lấy một tấm chồng. Cô con gái liền bật khóc và tự hỏi mình rằng: “Có lẽ mình nên từ bỏ việc đi tìm một nửa đích thực để chấp nhận một nửa phù hợp là hơn?”.
Một người cha dặn con gái mình đừng “độc ác” với ông thêm nữa, mà hãy tìm lấy một tấm chồng. Cô con gái liền bật khóc và tự hỏi mình rằng: “Có lẽ mình nên từ bỏ việc đi tìm một nửa đích thực để chấp nhận một nửa phù hợp là hơn?”.
Những người phụ nữ phải đối diện với áp lực quá lớn, nhiều khi cũng tự trách mình đã quá “ích kỷ” vì thật lòng, họ cũng rất muốn làm cha mẹ vui lòng.
Những người phụ nữ phải đối diện với áp lực quá lớn, nhiều khi cũng tự trách mình đã quá “ích kỷ” vì thật lòng, họ cũng rất muốn làm cha mẹ vui lòng.
Những “thặng nữ” xuất hiện trong clip sau đó đã đi ra chợ tình Thượng Hải, ở đây, các bức ảnh của họ đã được treo lên rất ấn tượng.
Những “thặng nữ” xuất hiện trong clip sau đó đã đi ra chợ tình Thượng Hải, ở đây, các bức ảnh của họ đã được treo lên rất ấn tượng.
Cha mẹ của một cô gái được đưa ra chợ tình Thượng Hải và tìm thấy ảnh của con gái mình, nhưng thay vì một bản “sơ yếu lý lịch” đính kèm thì cô con gái của họ đã để lại một thông điệp dành cho cha mẹ rằng: “Cho dù con sống độc thân, con sẽ luôn hạnh phúc, tự tin và sống tốt”.
Cha mẹ của một cô gái được đưa ra chợ tình Thượng Hải và tìm thấy ảnh của con gái mình, nhưng thay vì một bản “sơ yếu lý lịch” đính kèm thì cô con gái của họ đã để lại một thông điệp dành cho cha mẹ rằng: “Cho dù con sống độc thân, con sẽ luôn hạnh phúc, tự tin và sống tốt”.
Một người phụ nữ được cha mẹ thấu hiểu sau khi đọc được lời nhắn của cô dưới bức chân dung xinh đẹp. Cha mẹ của cô hứa từ nay sẽ ủng hộ con trong quyết định lập gia đình.
Một người phụ nữ được cha mẹ thấu hiểu sau khi đọc được lời nhắn của cô dưới bức chân dung xinh đẹp. Cha mẹ của cô hứa từ nay sẽ ủng hộ con trong quyết định lập gia đình.
Một người phụ nữ khác nhắn với mẹ rằng cô muốn “tận hưởng những ngày tháng độc thân vui vẻ”, người mẹ đã rất cảm động và nói: “Con gái tôi thật xinh đẹp, các thặng nữ hãy tự tin lên. Các quang côn hãy cố gắng nhiều hơn nữa”.
Một người phụ nữ khác nhắn với mẹ rằng cô muốn “tận hưởng những ngày tháng độc thân vui vẻ”, người mẹ đã rất cảm động và nói: “Con gái tôi thật xinh đẹp, các thặng nữ hãy tự tin lên. Các quang côn hãy cố gắng nhiều hơn nữa”.

Đoạn kết của đoạn clip là hình ảnh những bậc cha mẹ đi ra chợ tình Thượng Hải và nhìn thấy ảnh con gái mình rất xinh đẹp đã được phóng to và treo lên ở đó.

Bên dưới mỗi bức ảnh là những lời nhắn gửi chân thành của con gái gửi tới cha mẹ: “Con không muốn kết hôn chỉ vì đã đến lúc cần phải kết hôn. Con sẽ không thể sống hạnh phúc theo cách đó”; “Con muốn có thời gian để tìm được người thực sự phù hợp”…

Cái kết có hậu cho đoạn clip ngắn là sự thấu hiểu của các bậc cha mẹ sau khi đọc được những lời nhắn gửi của con, tất cả họ đều nói rằng từ giờ sẽ thông cảm, thấu hiểu và ủng hộ con: “Nếu con gái cảm thấy độc thân không có vấn đề gì, vậy thì chúng tôi sẽ tôn trọng cháu”.

Thông điệp cuối cùng mà đoạn clip quảng cáo đưa ra là: Đừng để áp lực quyết định vận mệnh cuộc đời bạn. Kể từ khi đoạn clip được đăng tải lên YouTube cách đây một tuần, nó đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail