Nhà phố cổ hơn 100 tuổi, giá bạc tỷ chủ không bán vì lý do đặc biệt
Người xây dựng ngôi nhà là kỵ của ông Quế (thường gọi là thầy lang rắn) gốc ở Hưng Yên lên Hà Nội hành nghề y. Ngôi nhà vừa là nơi ở đồng thời là cửa hàng bán thuốc bắc, bắt mạch, bốc thuốc. Ngoài hành nghề ở Hà Nội, thầy lang họ Phó còn đi khắp các tỉnh thành bán thuốc và được mời vào kinh chữa bệnh cho tầng lớp quan lại.
Ngôi nhà có diện tích 150 m2, tuổi đời hơn 100 năm nằm giữa phố cổ được nhiều người trả giá cao nhưng gia chủ vẫn không bán.
Theo ông Phó Đức Quế chia sẻ, ngôi nhà này được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 19, có tổng diện tích thực tế là 229 m2. Hiện nay do những biến động lịch sử nên gia đình ông chỉ còn sở hữu và sử dụng phần diện tích 150 m2.Lối vào ngôi nhà cổ của gia đình ông Quế.Người xây dựng ngôi nhà là kỵ của ông Quế (thường gọi là thầy lang rắn) gốc ở Hưng Yên lên Hà Nội hành nghề y. Ngôi nhà vừa là nơi ở đồng thời là cửa hàng bán thuốc bắc, bắt mạch, bốc thuốc. Ngoài hành nghề ở Hà Nội, thầy lang họ Phó còn đi khắp các tỉnh thành bán thuốc và được mời vào kinh chữa bệnh cho tầng lớp quan lại.Vợ chồng thầy lang Phó Đức Định (thường được gọi là ông bà Gia Hội) ông bà nội của ông Quế. Những năm đầu thế kỷ 20, nhờ nghề đông y gia truyền, nổi tiếng khắp xa gần nên gia đình thầy lang Định có cuộc sống rất sung túc, đủ đầy.Ngôi nhà mang đặc trưng của kiến trúc Hà Nội xưa, theo dạng hình ống và có nhiều lớp nhà, giữa các lớp nhà có khoảng không gian để lấy ánh sáng.Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.Có thể thấy toàn bộ đồ dùng trong nhà từ bộ bàn ghế, tủ kệ, đến chiếc giường nằm, bộ cánh cửa gian thờ đều được làm từ gỗ, được chạm khắc tinh xảo. Chúng đều có tuổi đời tương đương với ngôi nhà này.Gác 2 được dùng để chứa hàng hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2,2m, sàn bằng gỗ. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì người Hà Nội xưa thường phát triển nhà theo chiều cao để thành những tầng nhà.Trước đây trong việc thiết kế không gian nhà ở người dân chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay, vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này sang phòng khác là đặc trưng nổi bật của nhà ở thời kỳ đó.Tầng 2 cũng là không gian được dùng để thờ cúng. Nếu như ở tầng 1 là bàn thờ gia tiên thì ở đây gia chủ bố trí một bàn thờ Phật.Ông Quế cho biết, 3 pho tượng Phật này có tuổi đời gần 300 năm. Bà nội ông Quế là một phật tử vì vậy bà đã dành 1 góc trang trọng ở tầng 2 làm nơi thờ phật và tụng kinh hàng ngày.Những chiếc thạp và lu này được chủ nhân dùng để đựng thuốc bắc. Ông Quế cho hay, chúng có tuổi đời gần 100 năm.Trước đây, ngôi nhà này có 1 cầu thang gỗ dẫn lên tầng 2 nhưng khi phần diện tích đó không thuộc sở hữu của gia đình ông Quế nữa thì ông dùng lối phụ này để lên gác.Chiếc sập 4 mặt, chạm trổ chim phượng và hoa một cách cầu kỳ, tinh xảo bằng loại gỗ quý hiếm. Theo ông Quế, chiếc sập này có từ thời các cụ để lại. Trước đây, có người chơi cổ vật đến nhà thấy chiếc sập quý, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua. Tuy nhiên ông từ chối vì ngoài giá trị về tiền bạc, nó có nhiều giá trị về tinh thần và tâm linh đối với gia đình ông.Cũng như chiếc sập gụ, tràng kỷ mọi vật dụng trong ngôi nhà đều được gia đình ông Quế nâng niu, giữ gìn.Chiếc đôn kê tượng.Tủ quần áo.Chiếc lư đồng cổ.Sàn gạch đá hoa này được ông nội của ông Quế tiến hành lát lại vào năm 1932.Dụng cụ nghiền thuốc từ thời cụ ông Quế để lại.Không gian khám chữa bệnh, bốc thuốc của gia đình ông Quế.Lý giải việc nhiều lần từ chối bán nhà mặc dù được trả số tiền rất lớn, ông Quế bộc bạch: "Đây là ngôi nhà gắn bó với gia tộc họ Phó. Nó không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là nơi để tôi gìn giữ và tiếp nối cho thế hệ con cháu nghề đông y của cha ông. Trước khi ông nội tôi mất đã dặn chúng tôi dù khó khăn, đói khổ cũng phải gắng giữ lấy ngôi nhà này. Đến nay, các con tôi vẫn đang hoạt động trong ngành y. Ban ngày đi làm, buổi tối các cháu vẫn bốc thuốc, bắt mạch cho người dân" .