Giao thông công cộng - Học cách “lấy lòng” người dân đô thị

Được kì vọng là giải pháp cho vấn đề ùn tắc, thế nhưng việc phát triển phương tiện giao thông công cộng tại TP. HCM và Hà Nội đang đối diện nhiều thách thức. Hạ tầng chưa phù hợp, lượng khách không cao… khiến hiệu quả của phương tiện này chưa được như dự kiến.

Tiềm năng thôi chưa đủ

Có một sự thật rằng, tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản,... giao thông công cộng được người dân vô cùng ưa chuộng. Họ sử dụng loại phương tiện này như một phần của cuộc sống, không phân biệt giàu nghèo hay coi đó là thước đo của đẳng cấp.

Trong khi đó ở Việt Nam, xe buýt là phương tiện công cộng phổ biến nhất thì phần đa người dân chưa thực sự mặn mà. Học sinh, sinh viên và người cao tuổi - những người sử dụng phương tiện này nhiều nhất, vẫn tỏ ra khá e ngại khi sử dụng mô hình này vì nhiều lý do.

Phương Nhi, sinh viên của một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: “Hàng ngày, em mất 10 phút để đi bộ từ nhà ra trạm xe buýt. Đi xe buýt vừa tiết kiệm vừa góp phần giảm ùn tắc. Nhưng những ngày chẳng may lỡ chuyến thì muộn học, muộn làm là chuyện thường. Cũng vì thế mà sang năm em xin bố mẹ mua cho xe máy để đi lại cho đỡ vất vả.”


Học sinh, sinh viên - những người sử dụng xe buýt thường xuyên, vẫn còn nhiều e ngại khi sử dụng loại hình này.

Học sinh, sinh viên - những người sử dụng xe buýt thường xuyên, vẫn còn nhiều e ngại khi sử dụng loại hình này.

Trên thực tế nhìn nhận lại một cách công bằng, xe buýt và các phương tiện công cộng vẫn là giải pháp số 1 để giảm ùn tắc giao thông được các nước phát triển thế giới đã và đang áp dụng. Tuy nhiên, loại hình này lại không được lòng người dân Việt bởi chưa thực sự thuận tiện và gần gũi.

Hạ tầng Việt Nam chủ yếu là tự phát, phần lớn là cấu trúc đường hẻm khiến xe buýt và phương tiện công cộng khác không thể đi vào. Mạng lưới điểm dừng đón xe buýt vì thế mà cách xa khu vực sinh sống của người dân. Việc phải đi bộ đến trạm xe buýt hoặc gọi người đưa đón khiến người dân e ngại. Người dân đổ ra đường với phương tiện cá nhân riêng. Số lượng phương tiện cá nhân khổng lồ lên đến 8 triệu ô tô và xe máy tại TP. HCM khiến giao thông luôn trong tình trạng “kẹt cứng”.

Theo một kết quả khảo sát giữa Uber tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG), trung bình mỗi người dân tiêu tốn khoảng 51 phút mỗi ngày vì kẹt đường. Với tình trạng ùn tắc như vậy dễ dẫn đến tình trạng người dân càng không mặn mà với phương tiện công cộng, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Kinh nghiệm từ các nước tiên tiến cho thấy, đã đến lúc kết hợp giữa giao thông công cộng với công nghệ chia sẻ xe để giải quyết vấn đề này.

Đến lúc công nghệ gỡ rối

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng chia sẻ xe ra đời, ngỡ rằng sẽ giảm lượng sử dụng phương tiện công cộng, thế nhưng điều đó hoàn toàn ngược lại.

Một kết luận thú vị từ nghiên cứu của Hiệp hội Giao thông Công cộng Mỹ cho thấy, người dùng sử dụng dịch vụ chia sẻ xe càng nhiều, tỷ lệ đi phương tiện công cộng càng tăng. Cũng theo kết quả nghiên cứu tại một số thành phố lớn của Hoa Kỳ mà Học viện Khoa học Quốc gia vừa công bố, 43% người sử dụng dịch vụ chia sẻ phương tiện cho biết họ thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng hơn so với trước đó.

Để tiết kiệm và thuận tiện nhất, mọi người có xu hướng sử dụng xe buýt hay những phương tiện công cộng cho những quãng đường dài và sử dụng dịch vụ chia sẻ xe cho những quãng đường ngắn, đoạn ngõ hẹp, đơn cử như quãng đường từ trạm xe buýt về nhà.

Xe máy có kích thước nhỏ, thuận tiện cho quãng đường nhỏ hẹp từ trạm buýt về nhà.
Xe máy có kích thước nhỏ, thuận tiện cho quãng đường nhỏ hẹp từ trạm buýt về nhà.

Với những đặc tính ưu việt trên, nhiều nước tiên tiến trên thế giới còn chính thức kết hợp giao thông công cộng với chia sẻ xe. Tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon của Mỹ, chính quyền thậm chí đã tích hợp tính năng đặt xe ride-sharing vào ứng dụng giao thông công cộng của địa phương.

Chia sẻ xe đã giúp bù đắp những điểm khuyết của mô hình giao thông công cộng, khiến cho người dân không còn e ngại sử dụng, lượng phương tiện cá nhân trên đường ít đi, giảm ùn tắc giao thông.

Trong một khảo sát gần đây, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu giao thông thuộc Đại học Michigan, Viện giao thông Texas (A&M) và Đại học Columbia đã chỉ ra rằng nếu không có dịch vụ chia sẻ xe, khả năng một người quyết định mua xe riêng sẽ cao gấp 5 lần so với khi có dịch vụ này. Để đưa ra kết luận trên, các tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 1.200 người tại Austin (bang Texas) sau khi chính quyền địa phương cấm các dịch vụ chia sẻ xe hoạt động tại đây.

Kết quả nghiên cứu độc lập của Tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy, nếu chia sẻ phương tiện trở thành hình thức đi lại phổ biến chỉ sau xe cá nhân thì lượng ô tô lưu thông trên đường sẽ giảm đến 27%. Như vậy, áp lực về vấn đề đậu xe cũng theo đó mà giải tỏa phần nào.

Chia sẻ xe kết hợp cùng giao thông công cộng là một hướng đi mới làm giảm ách tắc và hỗ trợ tốt cho việc đi lại của người dân thêm thuận tiện. Trong khi chờ 10 năm, 20 năm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá thì chỉ cần sử dụng các mô hình chia sẻ phương tiện, 1 cú chạm nhẹ đã giúp hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giúp phần nào giảm thiểu còn ùn tắc.