1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ông Cù Huy Hà Vũ: “Tôi tin chắc là tôi sẽ thành công”

(Dân trí) - Việc ông Cù Huy Hà Vũ nộp đơn <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2006/5/116258.vip">tự ứng cử</a> vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đã tạo nên sự chú ý của dư luận. Trả lời câu hỏi của Dân trí: Ông có tin là mình sẽ được Chính phủ lựa chọn và được Quốc hội phê chuẩn vào vị trí này không, ông Vũ khẳng định: “Tôi tin chắc là tôi sẽ thành công!”

Xuất phát từ suy nghĩ nào mà ông nộp đơn tự ứng cử vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin?

 

Nói có sách, mách có chứng: Điều 53 Hiến pháp đã quy định, công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội... do đó tôi thấy mình hoàn toàn có quyền ứng cử vào vị trí Bộ trưởng. Vả lại, đây không phải là ý nghĩ nhất thời hồ đồ của tôi, tôi đã có ý định này từ hơn một năm trước. Tôi định đến năm 2007 mới thực hiện. Nhưng sau Đại hội Đảng X, tôi thấy bầu không khí dân chủ được thể hiện bằng việc Đại hội Đảng chấp nhận cho tự ứng cử vào các cơ quan của Đảng và BCH Trung ương, thì tôi cho rằng đó là động thái, một sự khởi đầu tốt để thực hiện tiến trình dân chủ hoá chính trị tại Việt Nam.

 

Ông đã bắt đầu như thế nào?

 

Đơn của tôi ghi rất rõ: “Đơn xin tự ứng cử vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin”. Ngay sau khi thảo đơn xong, tôi gửi đến những cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nhất như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

 

Đã có hồi âm từ các cơ quan này chưa thưa ông?

 

Nếu ông Hà Vũ làm nên chuyện, sẽ là cơ sở để sửa đổi luật

 

Trao đổi với Dân trí, Tiến sĩ Trần Thất, Vụ trưởng vụ Hành chính tư pháp, Bộ tư pháp nhận định: Việc ông Cù Huy Hà Vũ tự ứng cử chức Bộ trưởng bộ Văn hoá thông tin, về mặt tinh thần là tốt, thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội. Còn việc có  trở thành bộ trưởng hay không thì không phải cứ muốn là được và cũng không nhất thiết cứ phải là bộ trưởng mới đóng góp được cho xã hội. Mỗi người phải tuỳ theo khả năng, năng lực của mình để làm những việc có lợi cho dân tộc.

 

Giả sử ông Hà Vũ ứng cử chức Bộ trưởng, nếu Thủ tướng, Quốc hội thấy có đủ tài, đủ đức thì sẽ bổ nhiệm ông làm bộ trưởng, sau này nếu ông làm nên chuyện thì đó sẽ là cơ sở để sửa đổi luật.

 

Đức Hoà (ghi)

Ngay sáng ngày 8/5 khi tôi gửi đơn đến Văn phòng Chính phủ (tất nhiên qua thư bảo đảm) thì đến chiều tôi nhận được một cú điện thoại từ Văn phòng Chính phủ của một chuyên viên thông báo đã nhận được đơn của tôi.

 

Còn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tôi biết chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng cho rằng việc tự ứng cử của tôi, lại vào một chức danh cụ thể là không khí sinh hoạt chính trị cần thiết. Ông Lê Quang Bình, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cũng ủng hộ vấn đề của tôi.

 

Và ông sẽ phải chờ theo đúng quy trình, đó là Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đơn, rồi xin ý kiến Ban bí thư, Bộ Chính trị đồng ý mới được đưa ra Quốc hội. Mà Quốc hội thì đã chuẩn bị nhóm họp. Như vậy có gấp quá không?

 

Tôi nghĩ là không. Tất cả đều rất công khai, thẳng thắn. Tôi có thể tự ứng cử, Chính phủ cũng có thể lựa chọn một số ứng cử viên khác vào vị trí này (mà đến nay vẫn còn chưa biết chính xác là ai) và chúng tôi có thể tranh luận, đối thoại trước Chính phủ để xem ai có đủ tài trí để xứng đáng nhận trách nhiệm là Bộ trưởng. Vậy chẳng có lý do gì để Thủ tướng từ chối đề nghị của tôi cả.

 

Nếu tự nhận xét về mình, ông thấy ông có đầy đủ các điều kiện để làm một Bộ trưởng?

 

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, hiện công tác tại Viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao.

 

Ông có bằng thạc sĩ văn chương, tiến sĩ luật tại Pháp; đồng thời tốt nghiệp Học viện Quốc tế nh chính công của Pháp.

 

Ông Vũ là công dân đầu tiên ứng cử vào cơ quan nh pháp.

Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn? Nếu vậy thì mọi khẩu hiệu mà Đảng đưa ra chỉ là nói suông?

 

Tại sao ông lại tự ứng cử vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin chứ không phải là một Bộ nào khác?

 

Nhiều người cũng hỏi, tại sao tôi là tiến sỹ Luật mà không ứng cử Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoặc tôi đang làm ở Bộ Ngoại giao thì sao không ứng cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao... Tôi tự ứng cử vào vị trí Bộ trưởng bởi nếu trong tất cả mọi sự việc, nếu ta chỉ đứng ngoài với vai trò của một người dân yêu nước, yêu dân tộc thì hiệu quả không đáng là bao. Bảo vệ văn hoá dân tộc, bảo vệ quyền lợi của người dân, bảo vệ những di sản văn hoá mới là quan trọng nhất.

 

Ông luôn là một trong những người luôn đấu tranh không khoan nhượng với những cái sai trái và đó cũng là một động lực để ông “tham chính”?

 

Đúng như thế. Sau vụ kiện dừng xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (Huế) mà tôi là một trong những người “chiến đấu” quyết liệt nhất để bảo vệ di sản này, ý thức “tham chính” của tôi càng trở nên mãnh liệt. Tôi nhận ra rằng, nếu như tôi không tham gia vào một cơ quan hành pháp thì mọi việc làm cũng chỉ như muối bỏ bể. Mà kể ra, vụ dừng xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh đó có dừng lại, mà mình không phải là người có quyền hành pháp cụ thể, chặn đứng những việc làm đó bằng văn bản nhất định thì lúc này lúc kia nó sẽ lại tái diễn.

 

Nếu ông chính thức nhận chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, việc đầu tiên mà ông sẽ định làm là gì?

 

Khâu tổ chức nhân sự. Tôi sẽ phải đưa ra khỏi bộ máy, thuyên chuyển những cán bộ yếu kém thậm chí biến chất và bổ sung vào đó là đội ngũ cán bộ giỏi.

 

Vậy ông có lường trước được việc ông sẽ bị những đòn đánh của cơ chế quan liêu, bảo thủ quật lại không?

 

Ông Cù Huy Hà Vũ: “Tôi tin chắc là tôi sẽ thành công” - 1

Không trúng cử lần này, năm sau tôi lại tự ứng cử tiếp.

Tôi cũng đã lường được điều này. Ví dụ tôi muốn xử lý cách chức một vị thứ trưởng chẳng hạn nếu vị thứ trưởng này bất tài, chắc chắn tôi sẽ phải thực hiện qua rất nhiều bước tiến hành thủ tục, rồi phải xin ý kiến Ban Bí thư này nọ… Có khi chưa xử lý được thì họ đã xử lý mình trước rồi.

 

Tôi biết tôi sẽ gặp phải những khó khăn gì, nhưng tôi hy vọng sẽ được tranh luận với bất kỳ ai, bất kỳ người nào nếu như ông ta (chỉ những người lãnh đạo cao cấp) bảo việc làm của tôi là sai, những chứng cứ tôi đưa ra là không đúng. Tôi sẽ trình lên Thủ tướng cách thức xử lý của tôi, nếu Thủ tướng lại bênh họ tôi sẽ khiếu nại lên Ban Bí thư và Bộ Chính trị, nếu cũng không ổn, tôi sẽ đưa ra Quốc hội.

 

Nếu cũng tiếp tục không ổn thì sao?

 

Có nghĩa sẽ có 2 điều. Hoặc là cả guồng máy chính trị đều không còn đủ sức đương đầu với những điều tồi tệ. Hoặc là tôi bất lực.

 

Vì sao sinh ra trong một gia đình cách mạng ông lại không vào Đảng?

 

Không phải là tôi không muốn vào. Tôi đã từng có lần muốn vào, đã học cảm tỉnh Đảng đã chuẩn bị được kết nạp. Nhưng có lần ông Bí thư Đảng uỷ đã giải thích với tôi một điều mà tôi cho rằng không đúng về Đảng cộng sản có phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân hay không, ông ấy đập bàn và mắng tôi. Sau đó tôi không nhận được quyết định kết nạp nữa. Từ đó tôi không bao giờ viết đơn xin vào Đảng lần thứ hai. Tính cách của tôi là vậy, rất quyết liệt.

 

Ông có nghĩ rằng đó là một quyết định sai lầm?

 

Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có Đảng mới là vì dân, vì nước. Tất cả những ai có tâm huyết với đất nước đều có mục đích giống mục đích của Đảng, chỉ có mỗi điều họ không thích vào Đảng. Vậy thôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ đó là một quyết định sai lầm cả.

 

Cho đến thời điểm này, sau khi gửi đơn, ông có được nhiều người ủng hộ không?

 

Thật là tuyệt vời. Tất cả bạn bè của tôi khi biết tin này đều nhiệt liệt ủng hộ. Ngay cả một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng chia sẻ và ủng hộ tôi. Tôi nghĩ không khí dân chủ như vậy là rất cần thiết. Và tôi là một trong những người đi tiên phong đột phá vào cái đó.

 

Còn gia đình?

 

Vợ tôi cũng rất ủng hộ tôi. Cô ấy là luật sư và cùng với tôi nghiên cứu đơn của tôi cũng như các văn bản luật rất kỹ trước khi gửi.

 

Nếu vì một lý do nào đó ông không trúng cử?

 

Vì lý do gì chứ? Dốt nát à, chắc chắn là không, phản dân hại nước à, lại càng không, vậy thì chẳng có lý do gì để từ chối. Có chăng là không khí dân chủ như thế còn quá ít ở Việt Nam và người dân cũng như các quan chức dễ bị “sốc”. Không trúng cử lần này, năm sau tôi lại tự ứng cử tiếp. Tôi tin việc mình làm là có lý. Và tôi sẽ không lùi bước.

 

Minh Quang - Đinh Hương