Kiến trúc mạng không biên giới Cisco
Kiến trúc mạng không biên giới của Cisco cho phép nhà quản trị công nghệ thông tin (IT) quản lý truy cập hiệu quả từ khắp nơi, từ nhiều thiết bị và nhiều ứng dụng được đặt bất kỳ đâu.
Ngày nay, một thế hệ khách hàng và nhân viên mới đã gia nhập vào môi trường kinh doanh. Họ mang đến những thiết bị truyền thông lưu động cao vào công việc và kinh doanh. Do đó, nhà quản trị IT phải đối phó không chỉ với thiết bị, thói quen sử dụng mới mà còn với những thay đổi trong thực tế kinh doanh. Sự gia tăng nguồn tài nguyên kinh doanh chủ yếu bao gồm trung tâm dữ liệu, ứng dụng, nhân viên và khách hàng, tất cả đều vượt quá phạm vi kinh doanh truyền thống.
Điều đó đặt ra yêu cầu đối với phòng IT của doanh nghiệp phải có trách nhiệm mở rộng những giới hạn kinh doanh xung quanh các nguồn tài nguyên nói trên. Đội ngũ IT không thể mở rộng khi mọi yêu cầu vượt quá giới hạn của những thiết kế hạ tầng truyền thống và thực tế quản lý. Đội ngũ IT cần một cách tốt hơn để mở rộng và quản lý người dùng và khách hàng ở bất kỳ đâu. Những người dùng đó có thể sử dụng gần như bất kỳ thiết bị nào để truy cập hầu hết các ứng dụng được đặt bất kỳ đâu trên khắp thế giới. Kiến trúc mạng không biên giới của Cisco ra đời đã thỏa mãn được yêu cầu này.
Xóa bỏ giới hạn địa lý và thiết bị
Bảo mật truy cập bất kỳ nơi đâu, bất kể thời gian nào
Trước đây, dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ nội bộ và người dùng cũng là những người bên trong. Ngày nay, nhiều tổ chức mở rộng ra thế giới, nhân viên có thể làm việc từ xa và những ứng dụng có thể được lưu trữ nội bộ hoặc trong đám mây. Nhưng đội ngũ IT truyền thống vẫn xử lý những tài nguyên này một cách cục bộ. Với kiến trúc mạng không biên giới của Cisco, đội ngũ IT có thể hợp nhất nhiều phương pháp nhằm cung cấp những ứng dụng bảo mật đến người dùng trong môi trường phân tán. Việc bảo mật sự truy cập đến những thành phần quan trọng dựa trên chính sách cho phép IT thực thi sự quản trị tập trung với những ràng buộc trong mạng từ máy chủ đến hạ tầng mạng và đến máy khách.
Mạng không biên giới Cisco – Kiến trúc kỹ thuật mới
5 giai đoạn phát triển của mạng không biên giới Cisco
Giai đoạn đầu tiên của mạng không biên giới sẽ thiết lập những dịch vụ nền tảng cốt lõi phục vụ cho những ứng dụng trung gian phong phú và cộng tác cao cấp.
Giai đoạn thứ hai tập trung vào những dịch vụ người dùng không biên giới bao gồm những dịch vụ di động, bảo mật và hiệu suất ứng dụng đơn giản hóa trải nghiệm người dùng, vừa tạo nên những trải nghiệm liên tục vừa nâng cao sự quản lý bằng IT trên thiết bị di động và phân tán cao.
Giai đoạn thứ ba thực thi những chính sách thống nhất không biên giới cho phép nhà quản trị IT quản lý sự truy cập mạng của người dùng từ những thiết bị và địa điểm khác nhau.
Giai đoạn thứ tư cung cấp khuôn mẫu không biên giới, mở rộng dịch vụ mạng không biên giới cho thiết bị và hệ thống của hãng thứ ba thông qua quan hệ đối tác và Open APIs.
Giai đoạn cuối cùng cung cấp những trải nghiệm không biên giới, kết hợp những chính sách, dịch vụ mạng và người dùng với nhau để nhận thấy rõ những trải nghiệm bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu của mạng không biên giới.
Kiến trúc mạng không biên giới của Cisco cho phép doanh nghiệp tự tin nắm bắt những quá trình và mô hình kinh doanh mới. Mạng không biên giới cung cấp những trải nghiệm cộng tác thời gian thực đến nhiều thiết bị và có thể kết nối ở bất kỳ đâu bất kể thời gian. Ngoài ra, kiến trúc mạng không biên giới có thể bảo mật cao cho các thiết bị trong mạng nội bộ, những dịch vụ trong đám mây và quản lý sử dụng hiệu quả năng lượng giúp giảm bớt chi phí hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng. Cuối cùng, kiến trúc mạng không biên giới của Cisco ứng dụng quản lý truy cập dựa trên chính sách và có khả năng thích ứng với những yêu cầu hiện tại và tương lai.
Các nhà quản trị IT có thể phối hợp với các chuyên gia đến từ FPT Distribution để triển khai mạng không biên giới của Cisco cho doanh nghiệp mình. Những kinh nghiệm tư vấn triển khai từ FPT Distribution sẽ mang lại cho doanh nghiệp một thế hệ mạng thực sự “không biên giới”.