Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt

Lễ ra mắt chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” được tổ chức vào ngày 26/05/2012 với sự tham gia của gần 300 sinh viên ngành CNTT đã diễn ra trong không khí sôi nổi từ những phút đầu tiên đến tận cuối chương trình.

Chương trình là sự kết hợp của IStudy Security cùng với tập đoàn Cyberoam và Trend Micro Việt Nam, nhưng tên tuổi hàng đầu về bảo mật hiện nay.

“Dân IT phải biết bảo mật” là một hoạt động “đinh” của Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy (iStudy Security) trong năm 2012. Đây là chương trình do Viện nghiên cứu An ninh mạng kết hợp với Đoàn trường của 10 trường đại học, cao đẳng, trung cấp tại Tp.Hồ Chí Minh tổ chức. Tập đoàn Cyberoam tài trợ học bổng cho chương trình và Công ty Đỉnh Thái Phong, Nhà phân phối độc quyền sản phẩm Trend Micro tại Việt Nam, tài trợ quà tặng cho tất cả học sinh, sinh viên tham gia các buổi hội thảo.
 
Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt  - 1
Sinh viên tham dự lễ ra mắt chương trình ngồi chật cứng hội trường
 
Trình bày lý do ra đời chương trình này, ông Lê Nguyễn Trường Giang – GĐ Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy cho biết: “Những năm gần đây, hàng loạt các vụ tấn công mạng xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, gây ra những tổn thất to lớn cả về tài sản lẫn uy tín. Nạn nhân của tin tặc ngày càng được mở rộng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tập đoàn, tổ chức chính phủ. Tại Việt Nam, những cuộc tấn công liên tiếp vào các tổ chức, công ty lớn mà báo chí đưa tin trong thời gian qua cho thấy tình hình an ninh mạng nước nhà đang rất đáng báo động. Thế nhưng, khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn rất thờ ơ với việc bảo vệ thông tin của chính mình. Với trách nhiệm của một đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và đào tạo bảo mật hiện nay, Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy nhận thấy cần thiết phải có những động thái tích cực nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về bảo mật thông tin mà đối tượng được nhắm tới hàng đầu là các bạn học sinh – sinh viên, lực lượng chuyên viên an ninh mạng chủ chốt của tương lai.”
 
Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt  - 2
Ông Lê Nguyễn Trường Giang – GĐ Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy đang thống kê các dạng tấn công mạng phổ biến tại Việt Nam

Nội dungchương trình “Dân IT phải biết bảo mật” được chia làm hai hoạt động chính. Thứ nhất là hội thảo chuyên môn với nhiều chủ đề thiết thực như: phát hiện và khai thác lỗ hổng bảo mật, tìm hiểu cách thức virus xâm nhập máy tính, kỹ thuật đánh cắp email và chiếm quyền website của hacker… Chuỗi hội thảo này được tổ chức tại trường Cao đẳng nghề iSpace và 9 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Hoạt động thứ hai của chương trình là sân chơi “Trải nghiệm thế giới bảo mật” với các nội dung như: Dò tìm lỗi bảo mật của hệ thống mạng, máy chủ, ứng dụng web; Khai thác các lỗ hổng bảo mật thông dụng; Thực hiện các biện pháp ngăn chăn, hạn chế việc khai thác lỗ hổng bảo mật … Sân chơi này được tổ chức định kỳ vào thứ 5 hàng tuần từ 9h00 – 11h00 tại Viện nghiên cứu an ninh mạng iStudy.

Tại buổi ra mắt chương trình, với thành phần tham dự chính là sinh viên CNTT, hội thảo chuyên đề “30 phút phát hiện lỗ hổng bảo mật” gây nhiều thích thú cho các bạn. Trước đây, có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng việc phát hiện và khai thác lỗ hổng bảo mật hay đánh cắp email đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp nên người thực hiện phải có kiến thức uyên thâm về lĩnh vực này. Tuy nhiên, qua trình bày của Chuyên viên An ninh mạng Phạm Tuấn thuộc Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy, vấn đề trở nên khá dễ dàng: Chỉ 30 phút để phát hiện và khai thác lỗ hổng bảo mật và một vài thao tác để đánh cắp email người khác. Vị chuyên gia này không quên nhắc nhở các bạn “tìm hiểu cách làm để có biện pháp bảo vệ mình tốt hơn chứ đừng dùng nó để xâm phạm quyền riêng tư của người khác”.
 
Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt  - 3
Chuyên đề “30 phút phát hiện lỗ hổng bảo mật” đặc biệt thu hút sự quan tâm của sinh viên CNTT

Theo dõi nội dung hội thảo, hầu hết sinh viên đều có nhận xét những kỹ thuật trên không quá khó để thực hiện. Điều này chứng tỏ an ninh mạng giờ đây thực sự là miếng mồi ngon của hacker bởi việc tấn công dễ hơn mọi người vẫn tưởng. Qua đó, thông điệp mà chuyên đề “30 phút phát hiện lỗ hổng bảo mật” mang đến chính là mọi bạn trẻ đều có thể học bảo mật được để biết cách bảo vệ chính mình và phục vụ yêu cầu cấp bách về nhân lực của xã hội hiện nay.

Cũng trong buổi lễ ra mắt chương trình “Dân IT phải biết bảo mật”, Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy đã tổ chức bốc thăm và công bố 5 suất học bổng đầu tiên khóa học “Chuyên viên an ninh thông tin”. Các suất học bổng do tập đoàn Cyberoam tài trợ và mỗi suất trị giá 3 triệu đồng.
 
Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt  - 4
Những sinh viên nhận được học bổng “Chuyên viên An ninh thông tin” do Cyberoam tài trợ trong chương trình
 
Một điều nữa cũng làm các bạn sinh viên thích thú là tất cả khán giả tham gia chương trình đều được nhận quà tặng là 1 bản quyền 06 tháng phần mềm TrendMicro Internet Security 2012 và voucher giảm giá 100.000đ khi mua sản phẩm TrendMicro Maximum Security 2012 
 
Chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” rộn ràng ngày ra mắt  - 5
Sinh viên tìm hiểu thông tin về chương trình và nhận quà tặng của nhà tài trợ

Buổi lễ ra mắt chương trình “Dân IT phải biết bảo mật” khép lại trong niềm vui của cả ban tổ chức và người tham dự. Sinh viên vui vì cập nhật được những kiến thức mới mẻ và bổ ích, lại nhận được những món quà thiết thực cho mình. Ban tổ chức vui vì thông qua các hoạt động của chương trình, những người thực hiện đã góp phần nâng cao dần nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh thông tin cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Tin rằng niềm vui đó sẽ còn được nhân lên khi chương trình tiếp tục được lan tỏa đến các trường trong thành phố.

Để tìm hiểu nhiều thông tin hơn về chương trình, mời bạn đọc liên hệ: Ông Lê Nguyễn Trường Giang – Giám đốc Viện nghiên cứu An ninh mạng iStudy. Địa chỉ 240 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM. Điện thoại: 0989 425 242; Email: gianglnt@ispace.edu.vn;

Website: http://istudy.vn

Website nhà tài trợ: www.trendmicro.net.vn

Theo P.TS