Xót xa di tích quốc gia hoang phế giữa lòng thủ đô

Lăng đá quận công Phạm Mẫn Trực - di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia từ năm 1964 là một trong những di tích hiếm hoi được kết cấu hoàn toàn bằng đá với những bức phù điêu đặc trưng cho nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 18.

Lăng đá quận công Phạm Mẫn Trực - di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích cấp quốc gia từ năm 1964 thuộc xóm 3, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội là một trong những di tích hiếm hoi được kết cấu hoàn toàn bằng đá với những bức phù điêu đặc trưng cho nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 18. Những bức tượng voi đá, chó đá tuyệt đẹp. Hiện khu di tích cấp quốc gia này đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ.

Xót xa di tích quốc gia hoang phế giữa lòng thủ đô

Lăng mộ của Quận công Phạm Mẫn Trực được xây vào năm 1713. Hơn 300 năm sau, mặc dù đã được công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 1964, nằm trong diện cần được bảo tồn nhưng hiện nay, toàn bộ khu cổng lăng đã bị chìm trong bùn đất, xập xệ, phải dùng cọc gỗ chống đỡ như thế này. 

Xót xa di tích quốc gia hoang phế giữa lòng thủ đô

Ngay trước cổng lăng là một cái cống sũng nước mưa bẩn thỉu, được che đậy bằng một viên gạch vuông nhếch nhác.

Đôi tượng chó đá rất đẹp bị chìm sâu trong bùn, chỉ còn nổi lên có một nửa.

Đôi tượng chó đá rất đẹp bị chìm sâu trong bùn, chỉ còn nổi lên có một nửa.

Đôi tượng chó đá rất đẹp bị chìm sâu trong bùn, chỉ còn nổi lên có một nửa.


Đôi tượng chó đá rất đẹp bị chìm sâu trong bùn, chỉ còn nổi lên có một nửa.

Phía bên trong, từng phiến đá ở cổng sắp sửa bung ra, có thể khiến cho toàn bộ chiếc cổng sập xuống.

Đôi voi đá hai bên cũng bị chìm xuống đất đến một phần ba

Đôi voi đá hai bên cũng bị chìm xuống đất đến một phần ba

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Các phiến đá xanh đang dần “rụng” ra khỏi mái và thân đình. Không biết làm thế nào, người dân bèn tạo khung thép chống đỡ tạm thời cho khu bi đình không bị sập.

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Các phiến đá xanh ở mái đình đang rời ra, người dân phải “níu” lại tạm thời bằng xi măng và gạch vỡ nhưng không hề có tác dụng.

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Khu mộ bị dây leo bám dày đặc đến nỗi phải rẽ chúng ra mới có thể ngắm được các hạng mục của di tích

Nhà bia (bi đình) bên phải bị nghiêng ngả, vô cùng xập xệ. 

Mộ phần của quận công Phạm Mẫn Trực nằm giữa lầy lội bùn đất, phiến đá cổ có khắc chữ như bị lãng quên, cỏ dại trùm lên, người dân phải dọn dẹp một lúc mới có thể nhìn thấy dòng chữ.

Một hạng mục tại khu mộ được xây bằng đá ong cũng sắp sửa sập xuống, dây leo phủ chằng chịt

Một hạng mục tại khu mộ được xây bằng đá ong cũng sắp sửa sập xuống, dây leo phủ chằng chịt

Một hạng mục tại khu mộ được xây bằng đá ong cũng sắp sửa sập xuống, dây leo phủ chằng chịt

Ông Phạm Đình Hựu - người trông coi khu lăng quận công cho biết: “Trước kia, bức tường đá ong bao quanh lăng cao ngang mái bi đình. Nhưng giờ chỉ còn lại chừng này. Thỉnh thoảng vẫn có người bước qua để vào khu di tích”.

Một hạng mục tại khu mộ được xây bằng đá ong cũng sắp sửa sập xuống, dây leo phủ chằng chịt

Do ở địa thế thấp và không có hệ thống thoát nước nên những ngày trời mưa, lăng cụ Quận chìm sâu trong nước. Người dân vẫn thường đội mưa, bì bõm lội vào thắp hương tại lăng.

Một hạng mục tại khu mộ được xây bằng đá ong cũng sắp sửa sập xuống, dây leo phủ chằng chịt

Tấm bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia do Bộ VHTTDL cấp vẫn còn nằm trong một căn phòng chật chội như cái kho của ban văn hóa xã.

Theo Giang Thùy Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm