Việt Nam trong những bức ký họa của họa sĩ Nga

(Dân trí) - Năm 1967, họa sĩ người Nga Ilya Glazunov sang Việt Nam giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở thời kỳ khốc liệt. Ilya đã mạo hiểm cả mạng sống để tới một đất nước xa xôi, để được sáng tạo nghệ thuật từ thực tế chiến đấu của quân dân Việt Nam.

Ilya Glazunov là một họa sĩ Nga nổi tiếng với những bức tranh về đề tài lịch sử và tôn giáo. Những tác phẩm của ông luôn thu hút sự quan tâm của giới phê bình và những người yêu mỹ thuật.

Ilya Glazunov hiện nay đã 83 tuổi

Ilya Glazunov hiện nay đã 83 tuổi

Ilya Glazunov sinh ra tại thành phố Leningrad, ngày ngay là thành phố St. Petersburg. Cha của ông là một nhà sử học và mẹ là một bà nội trợ. Cha mẹ ông rất quan tâm tới nền văn hóa Nga và ngay từ nhỏ Ilya đã được cha mẹ dạy nhiều về văn hóa – lịch sử.

Tháng 6/1942 khi Thế chiến II bắt đầu, người dân Leningrad sơ tán khỏi thành phố nhưng khi quân Phát xít tiến vào nơi đây, vẫn còn 2,5 triệu người dân ở lại, trong đó có gia đình Glazunov.

Quân Phát xít thấy số lượng người dân ở lại quá đông nên không dùng bạo lực để chiếm thành phố mà quyết định vây hãm nó, nạn đói bắt đầu xảy ra tại Leningrad. Ngay sau đó, trời bắt đầu vào đông, cả lương thực và củi sưởi ấm đều thiếu, bi kịch bắt đầu xảy ra.

“Tháng 1 và tháng 2 năm 1942, cha tôi và những người họ hàng sống cùng gia đình bắt đầu chết dần ngay trước mắt tôi, mẹ thì yếu tới mức không thể bước ra khỏi giường. Nhà chúng tôi có 4 phòng ngủ thì trong mỗi phòng đều có một người nằm chờ chết.

Lúc đó, chúng tôi không thể chôn cất họ ngay được bởi bên ngoài trời quá lạnh, dù ở trong nhà mà không khí còn giá buốt như trong tủ đá. Một sự im lặng chết chóc đưa họ xuống mồ”, Ilya Glazunov từng chia sẻ trong tự truyện của mình.

Mùa đông năm 1942 đã biến Ilya trở thành trẻ mồ côi nhưng cậu bé vẫn sống sót. Cùng với bác, Ilya trốn thoát khỏi thành phố để về quê sinh sống. Những năm tháng sống trong rừng và trên thảo nguyên bao la khiến Ilya càng nhớ rõ những mất mát và sự cô đơn.

Trong trí nhớ của Ilya, ông không bao giờ quên những hình ảnh khủng khiếp về mùa đông 1942 cùng những gian truân mà hai bác cháu ông phải trải qua trên con đường chạy trốn khỏi thành phố Leningrad giữa những cơn bão tuyết.

Trải qua những biến cố lớn như vậy từ khi mới 12 tuổi, Ilya luôn cảm thấy rằng chắc chắn mình sẽ mang một sứ mệnh gì đó trên cuộc đời này.

Năm 1944, Ilya quyết định quay trở lại Leningrad để học mỹ thuật. “Chính thành phố Leningrad quê hương tôi đã buộc tôi phải trở thành họa sĩ, những công trình kiến trúc khổng lồ mà trang nhã, những đền đài, cung điện, những con sông, cây cầu và cả khí hậu nơi đây…”

Thiên hướng nghệ thuật của Glazunov thể hiện ở hai đề tài lớn: lịch sử và tôn giáo. Đã có thời Glazunov quá ấn tượng với cuộc sống yên bình của những thầy tu và muốn trở thành thầy tu nhưng khi ông vào nhà thờ để ngỏ lời, một vị thầy tu tiếp Glazunov đã khuyên rằng:

“Hãy đi ra ngoài kia, học tập không ngừng và chiến đấu vì chân lý”. Kể từ đó, lời dặn dò của vị thầy tu luôn đi cùng ông trong mọi chặng đường đời.

Năm 1967, Chính phủ Nga cử Glazunov sang Việt Nam, lúc này cuộc chiến tranh tại Việt Nam đang ở thời kỳ khốc liệt, Việt Nam trở thành một chảo lửa chiến tranh. Thực tế không nhiều nghệ sĩ trên thế giới có đủ can đảm tới đây, mạo hiểm mạng sống để sáng tạo nghệ thuật từ thực tế chiến đấu của quân dân Việt Nam.

Nhưng Glazunov đã quyết định ra đi, ông trở về Nga với rất nhiều tư liệu về cuộc chiến tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Glazunov vẽ rất nhiều tranh ký họa bằng chì, về sau, một số bức mà ông đặc biệt yêu thích được vẽ lại với các mảng màu sáng tạo dựa trên trí nhớ và sự tưởng tượng.

Glazunov đứng bên một bức tranh vẽ về làng quê Việt Nam trong phòng tranh của ông ở Nga.

Glazunov đứng bên một bức tranh vẽ về làng quê Việt Nam trong phòng tranh của ông ở Nga.

Những đêm ở Việt Nam

Những đêm ở Việt Nam

Cậu bé ở Thanh Hóa bị thương vì bom cối

Cậu bé ở Thanh Hóa bị thương vì bom cối

Người đàn ông bị thương sau một trận ném bom

Người đàn ông bị thương sau một trận ném bom

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột (tranh màu)

Chùa Một Cột (tranh màu)

Chân dung một nghệ sĩ

Chân dung một nghệ sĩ

Một cô gái

Một cô gái

Một cô gái (tranh màu)

Một cô gái (tranh màu)

Một cô dân quân sống tại thị trấn miền biển

Một cô dân quân sống tại thị trấn miền biển

Một góc thành phố Vinh sau khi bị ném bom

Một góc thành phố Vinh sau khi bị ném bom

Một cô dân quân ở vùng cao

Một cô dân quân ở vùng cao

Nữ du kích

Nữ du kích

Nữ du kích (tranh màu)

Nữ du kích (tranh màu)

Những người lính pháo binh

Những người lính pháo binh

Cô du kích ở Hòn Gai

Cô du kích ở Hòn Gai

Cô du kích ở Hòn Gai (tranh màu)

Cô du kích ở Hòn Gai (tranh màu)

Lính bộ binh đang làm đường cho xe tăng đi qua

Lính bộ binh đang làm đường cho xe tăng đi qua

Một cụ già

Một cụ già

Cả bệnh viện cũng bị ném bom

Cả bệnh viện cũng bị ném bom

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long

Một anh dân quân du kích

Một anh dân quân du kích

Cô gái Việt Nam

Cô gái Việt Nam

Pi Uy

Theo Russia Pedia & Visual Rian