1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Vì sao “ma cà rồng” hút máu xuất hiện?

(Dân trí) - Ma cà rồng hay Bá tước Dracula luôn là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử văn học và điện ảnh. Cho tới nay, người ta vẫn không ngừng lý giải về nhân vật bí ẩn này.

Kể từ khi nhà văn Ai-len Bram Stoker sáng tác ra cuốn tiểu thuyết kinh dị “Dracula” (1897), nhân vật Bá tước Dracula đã trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử văn học.

Mới đây, một người chắt trai trong dòng họ - ông Dacre Stoker - đã hé lộ một số thông tin chưa từng được biết tới trước đây, rằng nhân vật Bá tước Dracula có lẽ đã được ra đời dựa trên những trải nghiệm đầy ám ảnh mà nhà văn Bram Stoker từng chịu đựng khi còn là một đứa trẻ.

Tạo hình nhân vật Bá tước Dracula trong bộ phim kinh dị của Anh - “Dracula” (1958).

Tạo hình nhân vật Bá tước Dracula trong bộ phim kinh dị của Anh - “Dracula” (1958).

Khi còn nhỏ, nhà văn Bram Stoker là một cậu bé hay ốm đau, bệnh tật. Thời này, người ta có một phương pháp chữa bệnh rất phi khoa học nhưng lại được tin là rất hữu hiệu, đó là chích máu người bệnh, để máu độc thoát ra ngoài và như thế, người bệnh sẽ chóng khỏe.

Thường xuyên bị chích máu khiến cậu bé Bram Stoker luôn lo sợ rằng mình có thể sẽ chết vì thiếu máu. Gia đình Stoker khi đó là một gia đình nổi tiếng có nhiều bác sĩ. Các bác của cậu bé Bram Stoker thậm chí còn ghi lại một số triệu trứng của những căn bệnh khó hiểu, không thể chẩn đoán của cháu mình.

Tạo hình nhân vật Bá tước Dracula trong bộ phim kinh dị của Anh - “Dracula” (1958).

Tạo hình của nhân vật Bá tước Dracula (nam diễn viên Jonathan Rhys Meyers) trong loạt phim truyền hình hợp tác Anh - Mỹ “Dracula” (2013).

Biện pháp chích máu chữa bệnh thực tế là một liệu pháp rất phổ biến trong y học cổ xưa. Nó đã xuất hiện trong những tài liệu cổ ghi chép về y học được tìm thấy tại Ấn Độ từ cách đây hơn 2.000 năm.

Tới hôm nay, biện pháp này đã không còn được sử dụng nữa nhưng nó đã từng là cách chữa bệnh được cả các nhà nghiên cứu y học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại tin tưởng. Biện pháp này vẫn được sử dụng cho tới tận thế kỷ 19.

Tạo hình nhân vật Bá tước Dracula trong bộ phim kinh dị của Anh - “Dracula” (1958).

Cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn Ai-len Bram Stoker đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh.

Thực tế trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này có phản ánh nhiều nỗi sợ mơ hồ của chính bản thân nhà văn Bram Stoker, chẳng hạn như nỗi sợ bị thiếu máu, bị chết dần chết mòn, bị nằm trong nấm mồ lạnh lẽo…

Bích Ngọc
Theo DM