Văn hóa từ góc nhìn “Chuyện của chợ”

(Dân trí)- Triển lãm “Chuyện của chợ” gợi lại không khí của chợ xưa như một phần bản sắc văn hóa và lịch sử.

Sáng 6/3/2014 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã khai mạc triển lãm “Chuyện của chợ” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Ồn ã, náo nhiệt với tiếng người mua, kẻ bán trong không gian của nhiều mặt hàng quen thuộc- đó là chợ. Với sự hình thành và văn hóa đặc sắc vốn có, Hà Nội xưa còn có tên là Kẻ Chợ. Chợ tồn tại, phát triển và biến đổi cùng nhịp sống thành phố. Nhiều chợ ở Hà Nội đến nay chỉ còn trong ký ức vì đã biến đổi thành trung tâm thương mại hoặc biến mất nhưng chợ vẫn hiển hiện như một phần của lịch sử, văn hóa Hà Nội và là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình.

Triển lãm “Chuyện của chợ” là những chia sẻ về ký ức của chợ xưa, thực trạng chợ nay và mong muốn về chợ trong tương lai thông qua những bức ảnh tư liệu, tiếng nói đa dạng nhiều chiều của người dân, những kẻ mua người bán với 3 nội dung: Chợ xưa, Chợ nay và Tương lai.

Triển lãm “Chuyện của chợ” gợi lại không khí của chợ xưa như một phần bản sắc văn hóa và lịch sử. “Phụ nữ thời xưa khi ra chợ thường cắp theo một chiếc rổ, rá hoặc thúng nhỏ đan bằng tre để khi mua hàng thì bỏ vào đó mang về. Nếu hôm nào mua nhiều đồ, nặng quá thì họ đội ở trên đầu. Một tay giữ cái thúng, tay còn đánh nhẹ theo mỗi nhịp bước nhẹ nhàng.”( Bạch Dương, Tạp chí “Xưa và nay”)

Văn hóa từ góc nhìn “Chuyện của chợ”


Triển lãm còn cho thấy sự biến đổi của chợ hiện nay do yêu cầu quy hoạch thành phố hay chợ phát triển thành trung tâm thương mại. Với sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi thói quen mua bán của người dân cùng nhiều nguyên nhân khác đã góp phần biến đổi chợ và xu hướng đó vẫn đang tiếp diễn.

Chợ là nơi trực tiếp mang đến những thực phẩm tươi, lành mạnh cho cộng đồng dân cư, đồng thời cũng là nơi giúp dân có thể giao tiếp, tạo ra môi trường xã hội giúp cho cuộc sống đô thị bớt căng thẳng.

Văn hóa từ góc nhìn “Chuyện của chợ”


Bên cạnh triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM) giới thiệu “Chợ quê” với hơn 40 mặt hàng thông dụng, thiết yếu với cuộc sống hằng ngày như rau củ quả, hàng khô, hàng thủ công mỹ nghệ và những món quà quê mộc mạc, đó là những sản phẩm nông sản sạch, an toàn được các thành viên quỹ TYM mang đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. “Chợ quê” không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đặc sắc, tin cậy, mà còn tạo cơ hội kết nối thị trường , tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khách tham quan sẽ được trở về không gian quen thuộc của chợ truyền thống, được tự do mua sắm nhiều sản phẩm nông sản sạch hay đơn giản là thưởng thức những món quà quê đặc biệt và khó quên như: bánh gai, bánh gấc, bánh chuối khô, bánh đa, bánh đúc …

Hội chợ có nhiều gian hàng hấp dẫn như Sơn mài Ý Yên; Hoa pha lê Phú Thọ; Miến dong Khoái Châu; Gạo Tám Hải Hậu; Chiếu cói Quảng Xương; Cá khô, nước mắm Cửa Lò; Rau, củ, quả Bắc Ninh; Nồi và niêu đất Đô Lương …

Văn hóa từ góc nhìn “Chuyện của chợ”


Bác Mai Nam (84 tuổi, HN) từng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh về đời sống người Việt xưa chia sẻ: “Tôi thấy đây là một hội chợ rất bổ ích, giới thiệu được những sản phẩm vùng quê cho những bà nội trợ có thể đến đây tìm hiểu về những sản phẩm có chọn lọc, có thêm kiến thức về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Tôi nghĩ hình thức hội chợ này nên được tổ chức thường xuyên hơn để người dân thủ đô hiểu thêm về đời sống nông thôn hiện nay.”

Một số hình ảnh về triển lãm:

Bài và ảnh


Bài và ảnh


Bài và ảnh


Bài và ảnh


Bài và ảnh


Bài và ảnh


Bài và ảnh


 
Hải Anh