Tỷ phú Trung Quốc sẽ xây lại cung điện huyền thoại của Anh

(Dân trí) - Cung điện pha lê từng là biểu tượng kiến trúc, biểu tượng sức mạnh và quyền lực của Anh. Tuy nhiên, cung điện này đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy lịch sử năm 1936.

Cung điện Pha Lê (tiếng Anh: Crystal Palace) là một tòa nhà bằng thủy tinh và sắt ban đầu được dựng lên trong Công viên Hyde ở London, Anh Quốc để làm nhà cho Đại Triển lãm thế giới năm 1851. Cung điện pha lê từng tồn tại trên đường chân trời của London như một biểu tượng về sức mạnh của Anh.

Cung điện Pha lê đuợc xây dựng bởi Joseph Paxton (ảnh chụp năm 1932)

Cung điện Pha lê đuợc xây dựng bởi Joseph Paxton (ảnh chụp năm 1932)

Toàn cảnh cung điện khi được chụp từ trên cao (ảnh chụp tháng 3 năm 1920).

Toàn cảnh cung điện khi được chụp từ trên cao (ảnh chụp tháng 3 năm 1920).

Người tạo ra Cung điện Pha Lê là Joseph Paxton được phong tước Hiệp sĩ để công nhận tác phẩm của ông. Tuy nhiên Đại Triển lãm chỉ kéo dài có sáu tháng, và rồi tòa nhà cần phải có công năng mới. Công trình xây dựng to lớn này được tái dựng trên một khu đất có tên là Quảng trường Penge. Cung điện được sửa đổi lại rất nhiều và được nới rộng đến nỗi nó vượt ra khỏi giới hạn của Quảng trường Penge, cũng chính là đường phân giới giữa hạt Surrey và hạt Kent. Trong hai năm, Nữ hoàng Victoria của Anh một lần nữa tiến hành làm lễ khánh thành. Chỗ mới có hòa nhạc, các triển lãm trưng bày, và giải trí.
 
Nhưng, vào ngày 30 tháng 11 năm 1936 là đã trở thành ngày thảm họa khi trong hàng giờ, lửa thiêu rụi tất cả những gì tiêu biểu cho sự sáng tạo vô giới hạn của một đế quốc hùng mạnh. Cung điện bị phá hủy, ngọn lửa được nhìn thấy từ xa hàng dặm bừng sáng cả bầu trời.

Trận hỏa hoạn năm 1936 đã thiêu cháy toàn bộ cung điện Pha lê.

Trận hỏa hoạn năm 1936 đã thiêu cháy toàn bộ cung điện Pha lê.

Sau vụ cháy cung điện gần như bị phá hủy hoàn toàn.


Sau vụ cháy cung điện gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Sau vụ cháy cung điện gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Kể từ đó công trình chưa bao giờ được khôi phục lại. Tuy nhiên, một tỉ phú Trung Quốc đã dự định xây dựng một bản sao y hệt như thế ở vị trí mà cung điện ban đầu bị cháy rụi. Ni Zhaoxing, chủ tịch tập đoàn ZhongRong Holdings, đã có các cuộc trao đổi với Hội đồng Bromley và các quan chức Anh về việc tái tạo công trình bằng thủy tinh, rộng hơn 82 nghìn mét vuông.

Bức ảnh cho thấy cung điện sẽ nhìn như thế nào khi nằm giữa một thành phố London hiện đại ngày nay.

Bức ảnh cho thấy cung điện sẽ nhìn như thế nào khi nằm giữa một thành phố London hiện đại ngày nay.

Được biết công ty địa ốc có trụ sở ở Thượng Hải đang đưa bản kế hoạch tới hội đồng thành phố cuối năm nay với tổng mức đầu tư lên đến 500 triệu bảng Anh (gần 17 nghìn tỷ). Kế hoạch phát triển cung điện còn bao gồm công viên công cộng, khách sạn và phòng hội nghị. Là một nhà sưu tập tác phẩm nghệ thuật ông Ni Zhaoxing chia sẻ: "Chúng tôi sẽ biến Crystal Palace thành một viên ngọc trên vương miện cho Vương quốc Anh và toàn thế giới. Bất cứ khi nào tôi đến thăm, tôi luôn nghĩ về những cách để khôi phục lại những vinh quang quá khứ của Crystal Palace".

Bức ảnh cho thấy cung điện sẽ nhìn như thế nào khi nằm giữa một thành phố London hiện đại ngày nay.


Bức ảnh cho thấy cung điện sẽ nhìn như thế nào khi nằm giữa một thành phố London hiện đại ngày nay.

 
Theo kế hoạch, tòa nhà sẽ hoàn thành vào năm 2018, rộng 500 mét, cao 50 mét. Việc xây dựng sẽ tiến hành vào cuối năm 2015 và dự kiến sẽ tạo ra 2.000 việc làm cho người lao động. Người dân sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận từ dự án này. Thị trưởng London, Boris Johnson, người đã tham dự sự kiện công bố dự án này rất ủng hộ kế hoạch và hy vọng rằng những người dân bình thường có thể tham gia vào việc xây dựng lại bằng cách tham vấn cải thiện giao thông địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch tái thiết của ông Ni vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

 
Phan Hạnh
Theo Daily Mail