Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đã về đến Hà Nội

(Dân trí) - Theo thông tin từ Ban tổ chức, tượng Phật ngọc hòa bình thế giới đã về đến Việt Nam vào 22/6 (tức 18/5 âm lịch) và được an vị vào 25/6 tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì.

Người dân Hà Nội - Thành phố vì hòa bình sẽ có cơ hội được đón tượng Phật ngọc và chiêm bái tượng từ ngày 18/5 đến ngày 09/6 (âm lịch), tức từ ngày 22/6 đến 12/7 (dương lịch) tại chùa Yên Phú - Thanh Trì - Hà Nội. Bên cạnh hoạt động chiêm bái tượng Phật ngọc, người dân còn có thể thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng 49 viên xá lợi Phật quý hiếm.

Lễ khai mạc sự kiện Hà Nội đón tượng Phật Ngọc Hòa bình thế giới sẽ diễn ra vào 19h00 ngày 2/7.

phat-11-1467019456528

Tượng Phật ngọc được an vị tại chùa Liên Phú. Ảnh: STT.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề Phật giáo được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng là dấu ấn đậm nét của chương trình khai mạc. Hòa cùng nghi lễ nghênh đón và chiêm bái tượng Phật ngọc hòa bình thế giới, trong đêm khai mạc, khách dự lễ sẽ thực hiện nghi lễ truyền đăng để thắp và truyền đi ngọn lửa về tình yêu thương và sự nhân ái.

Phật ngọc hòa bình thế giới là một trong những pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc bích lớn nhất và trang nghiêm nhất thế giới được hoàn tất vào cuối tháng 12 /2008. Pho tượng Phật Ngọc hoàn thiện cao 2,54 m, ngang 1,77m, nơi dày nhất khoảng 1m. Từ cuối năm 2008, với sự hợp tác của các đạo tràng ở nhiều nước, Trung tâm Phật giáo Atisha (Australia) đã khởi xướng các chương trình cung nghinh Phật Ngọc chu du triển lãm tại nhiều quốc gia trên thế giới, với niềm tin tưởng Phật ngọc sẽ đem đến sự an bình cho nhân loại.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đã về đến Hà Nội - 2
Đông đảo người dân Thủ đô đến chiêm bãi tượng Phật ngọc. Ảnh: STT.
Đông đảo người dân Thủ đô đến chiêm bãi tượng Phật ngọc. Ảnh: STT.

Nhằm chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chào mừng Đại hội lần thứ 8 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong khuôn khổ của sự kiện cung nghinh tượng Phật ngọc hoà bình thế giới đến Việt Nam lần này, Ban Văn hóa Trung ương phối hợp với Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm: “Những thành tựu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, tại chùa Yên Phú từ ngày 2/07.

Triển lãm sẽ nêu bật thành tựu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm qua, đặc biệt là qua 7 kỳ đại hội; thành tựu phát triển của 13 Ban, Viện của Giáo hội, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở 63 tỉnh, thành trên các lĩnh vực: phát triển quy mô hoạt động đối nội, đối ngoại, công tác tăng sự, pháp chế, hoằng pháp, giáo dục tăng ni và tổ chức các hoạt động từ thiện, văn hóa nghệ thuật, đại hội, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu đề tài khoa học, truyền thông… về văn hóa Phật giáo; sự phát triển của chùa Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo và ở nước ngoài.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đã về đến Hà Nội - 4
Trong khuôn khổ sự kiện lần này còn có cả triển lãm 35 năm phát triển của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: STT.
Trong khuôn khổ sự kiện lần này còn có cả triển lãm 35 năm phát triển của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: STT.

Song song với hoạt động triển lãm, trong 2 ngày 2 và 3/7/2016, Ban Văn hóa Trung ương phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng”. Đây là hoạt động tiếp theo thuộc đề án “Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam” đã được triển khai từ năm 2014 nhằm từng bước cung cấp những cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đã về đến Hà Nội - 6
Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng” cũng được tổ chức tại ngôi chùa linh thiêng này. Ảnh: STT.
Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng” cũng được tổ chức tại ngôi chùa linh thiêng này. Ảnh: STT.

Chủ đề hội thảo được tập trung vào các nội dung: các vấn đề chung, lý luận về Phật học, văn hóa Phật giáo Việt Nam; tìm hiểu, bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua: Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc, Di sản. Hội thảo sẽ có sự tham gia của: đại diện 4 hệ phái (Bắc tông, Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Khất sĩ), đại diện các tổ chức Giáo hội; đại diện các cơ quan từ trung ương đến địa phương làm công tác quản lý liên quan đế tôn giáo, tín ngưỡng; các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn di sản tôn giáo…

Hà Tùng Long