Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

(Dân trí) - Những người đam mê đọc manga có thể tự cô lập mình trong phòng ngủ vài tháng, vài năm, thậm chí... vài thập kỷ.

Một cuộc khủng hoảng ngầm đang diễn diễn ra đối với một triệu thanh niên Nhật, cuộc khủng hoảng mang tên “Hikikomori” hiện đang khiến những thanh niên, chủ yếu là nam giới, xa rời đời sống xã hội và những giao tiếp thông thường nhất. Họ tự cô lập chính mình trong phòng ngủ vài tháng, vài năm, thậm chí… vài thập kỷ.

Một trong số những chuyên gia nghiên cứu về hiện tượng “Hikikomori” trong giới trẻ Nhật - bác sĩ Takahiro Kato - cũng đã từng là một thanh niên sống biệt lập như vậy, giờ đây, ông đang tích cực làm những gì có thể để ngăn chặn hiện tượng nguy hiểm này lan rộng.

Bác sĩ Kato cùng với một nhóm chuyên gia ở trường đại học Kyushu đã nghiên cứu về hiện tượng “Hikikomori” từ nhiều năm nay và đã chứng kiến những trường hợp nghiêm trọng đến mức bệnh nhân ở tuổi 50 đã rời xa đời sống xã hội hơn 30 năm.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Hiện tượng “Hikikomori” khiến những thanh niên trẻ rời xa những giao tế thông thường nhất trong đời sống, họ tuyệt đối tách biệt bản thân với xã hội và thậm chí còn xa lánh gia đình, ẩn dật trong phòng ngủ của riêng họ.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Trong ảnh là một nhân vật đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Pháp - “Hikikomori, sự yên lặng chói tai”.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

“Hikikomori” là một hiện tượng độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Hiện tại ở Nhật có khoảng một triệu người sống theo kiểu “Hikikomori”.

Các chuyên gia nhận ra rằng những người mắc hội chứng “Hikikomori” lại thường là những thanh niên có trí tuệ và năng lực, vì vậy, việc họ sống biệt lập, không tham gia vào lực lượng lao động là một tổn thất cho nền kinh tế.

Hiện tại có khoảng 1% dân số Nhật sống theo kiểu “Hikikomori” hoặc ở những trạng thái tương tự. Những thanh niên “Hikikomori” đa số đều đã tốt nghiệp đại học, vì vậy, một triệu người sống biệt lập đồng nghĩa với kinh tế Nhật bị mất đi một triệu lao động trí thức. Đây là một trong những hiện tượng bệnh lý xã hội gây đau đầu nhất của Nhật.

Hiện tượng “Hikikomori” đã được nhiều hãng tin phương Tây nhắc đến. Như cậu thanh niên Yuto Onishi 18 tuổi sống ở thành phố Tokyo, cậu đã không rời khỏi phòng ngủ của mình trong suốt 3 năm. Mãi cho tới 6 tháng trước đây, cậu mới chịu tham gia khóa điều trị tâm lý.

Trước đây, Yuto ngủ về ban ngày và lên mạng về ban đêm, cậu say mê đọc truyện tranh manga và không trò chuyện với bất cứ ai.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Những người mắc hội chứng “Hikikomori” sống tách rời xã hội và từ chối liên hệ với bạn bè. Điều đáng buồn, họ lại thường là những thanh niên có trí tuệ và tiềm năng.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Yuto Onishi, 18 tuổi, sống ở thành phố Tokyo, đã không rời khỏi phòng ngủ của mình suốt gần 3 năm qua.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Ban ngày Yuto dành để ngủ và ban đêm để lên mạng đọc truyện tranh manga, cậu không muốn nói chuyện với bất cứ ai.

Yuto chia sẻ: “Một khi bạn đã rơi vào hội chứng Hikikomori, bạn sẽ đánh mất ý niệm về đời sống thực tế. Tôi biết mình dị biệt nhưng đã có lúc tôi không muốn thay đổi mình. Tôi cảm thấy an toàn hơn khi chìm đắm trong thế giới manga”.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra định nghĩa về “Hikikomori” là những người không tham gia vào xã hội - chủ yếu là các hoạt động học tập và lao động - và không có bất cứ mối quan hệ gần gũi nào ngoài những người trong gia đình. Triệu chứng này có thể tồn tại trong 6 tháng hoặc lâu hơn.

Hiện tượng “Hikikomori” xuất hiện chủ yếu ở những gia đình trung lưu, và thường không thấy ở các gia đình nghèo khó, bởi gia đình sẽ phải chu cấp các nhu cầu cho người mắc hội chứng “Hikikomori” trong lúc họ không tham gia lao động và không đem về bất cứ thu nhập nào.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Có khoảng một triệu đàn ông Nhật, chủ yếu ở độ tuổi từ 15-20, hiện đang khóa mình trong phòng riêng, từ chối bước ra ngoài. Họ là những người mắc hội chứng “Hikikomori”.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Bác sĩ Takahiro Kato là một chuyên gia nghiên cứu về hội chứng “Hikikomori”. Chính bản thân bác sĩ Kato cũng từng mắc phải hội chứng này thời còn là sinh viên.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Cảm nhận sâu sắc về sự xấu hổ, thất bại khi không đáp ứng được kỳ vọng mà bản thân và gia đình đặt ra đã góp phần khiến hiện tượng “Hikikomori” hình thành.

Nguyên nhân lý giải tại sao có nhiều thanh niên học thức của Nhật vướng phải hội chứng ẩn dật này chính là bởi nam giới ở Nhật chịu rất nhiều áp lực ngay từ khi còn nhỏ, áp lực phải học giỏi, vào trường nổi tiếng, làm cho công ty lớn… “Hikikomori” giúp những thanh niên này trốn chạy khỏi áp lực theo một cách tiêu cực nhất.

Người Nhật luôn đề cao lối sống nội tâm và khiêm nhường, nhưng kỳ thực từ bên trong, họ lại rất khát khao chứng tỏ bản thân với gia đình và xã hội, vì vậy, thanh niên, đặc biệt là nam giới Nhật thường cảm thấy xấu hổ, thất bại nếu họ không đáp ứng được những kỳ vọng mà bản thân và gia đình đã đặt ra.

Truyện tranh manga có thể mang tới những... “thảm họa” như thế nào?

Để điều trị cho người mắc hội chứng “Hikikomori”, đòi hỏi cả gia đình cần tham gia trị liệu. Khi một người càng sống tách biệt lâu, sẽ càng khó để họ bước ra ngoài, tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

Khi điều trị cho những người mắc hội chứng “Hikikomori”, người ta còn phải khôi phục lại khả năng giao tiếp vốn đã bị ngưng trệ trong vài tháng, thậm chí vài năm. Hiện tại, “Hikikomori” đang được coi là một thách thức nghiêm trọng trong đời sống giới trẻ Nhật.


Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp cho chuyên mục Văn hóa, quý độc giả có thể gửi đến ban Văn hóa báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email vanhoa@dantri.com.vn. Xin trân trọng cảm ơn!