Trưng bày chiếc nhẫn cổ “bị nguyền rủa”

(Dân trí)- Mới đây tại một buổi triển lãm của bảo tàng The Vyne (Anh) đã cho trưng bày một chiếc nhẫn La Mã cổ mà có nhiều giả thuyết cho rằng, chiếc nhẫn từng “bị nguyền rủa”.

Chiếc nhẫn La Mã cổ tại bảo tàng The Vyne, Anh Quốc.

Chiếc nhẫn La Mã cổ tại bảo tàng The Vyne, Anh Quốc.

Theo lời người sở hữu chiếc nhẫn, ông Dave Green, có nhiều câu chuyện nhuốm màu huyền thoại liên quan đến chiếc nhẫn kỳ bí. Trong đó có thể kể đến một hầm mỏ cổ xưa với tên gọi "the Dwarf's Hill" (Ngọn đồi người lùn), nơi đây có một lời nguyền ám lên những kẻ dám đánh cắp chiếc nhẫn. Những ai dám đánh cắp chiếc nhẫn sẽ phải chịu lời nguyền khủng khiếp.
 
Theo thông tin từ bảo tàng, câu chuyện về chiếc nhẫn "bị nguyền rủa" đã được chứng minh là có liên quan đến nhà văn Tolkien. Ông Tolkien từng là giáo sư ngành nghiên cứu văn hóa Anglo-Saxon ở Oxford trước khi trở thành một nhà văn nổi tiếng với The Hobbit (sáng tác năm 1937) và tập đầu của bộ Chúa nhẫn (sáng tác năm 1954).
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hẳn là nhà văn đã tìm hiểu rất kỹ trước đó về những câu chuyện liên quan đến lời nguyền và chiếc nhẫn bị ám. Rất có thể ông đã nghiên cứu về chủ đề này trong khoảng 2 năm trước khi bắt đầu đặt bút viết cuốn The Hobbit.

Chiếc nhẫn La Mã cổ tại bảo tàng The Vyne, Anh Quốc.

Có ý kiến cho rằng nhà văn Tolkien sáng tác truyện "Chúa tể những chiếc nhẫn" dựa trên câu chuyện về chiếc nhẫn tại The Vyne.

Chiếc nhẫn La Mã cổ nêu trên nằm trong bộ sưu tập của dòng họ Chute. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ luôn có hứng thú với chính trị, sưu tầm và nghiên cứu các cổ vật. Món đồ được tìm thấy vào khoảng năm 1785 bởi một nông dân. Khu vực chiếc nhẫn được tìm thấy chỉ cách tường thành Silchester vài dặm.
 
Đó là một trong những khu di tích La Mã bí ẩn nhất đất nước này, một thị trấn khá phát triển trước khi bị quân La Mã xâm chiếm, rồi bị bỏ hoang vào thế kỉ thứ 7 và không bao giờ có người quay lại. Không có thông tin chính xác về thời điểm chiếc nhẫn được tìm thấy, nhưng các nhà sử học cho rằng người nông dân đã bán nó cho một gia đình giàu có ở The Vyne. Chiếc nhẫn được làm từ 12g vàng. Ngoài ra nó còn được trang trí hình vương miện và khắc dòng chữ Latin với nghĩa: "Senicianus sống khỏe mạnh giữa các vị thần".

Cận cảnh chiếc nhẫn vàng với dòng chữ Latin rõ nét.


Cận cảnh chiếc nhẫn vàng với dòng chữ Latin rõ nét.

Cận cảnh chiếc nhẫn vàng với dòng chữ Latin rõ nét.

Vài chục năm sau, câu truyện liên quan đến chiếc nhẫn lại có diễn biến mới. Năm 1805 ở khu vực Dwarf's Hill (vùng Lydney, Gloucestershire) cách đó 100 dặm, một tấm bảng với một lời nguyền khắc trên đó được tìm thấy. Theo đó, một người La Mã có tên là Silvianus tâu với vị thần Nodens là chiếc nhẫn của mình đã bị đánh cắp. Ông ta biết hung thủ là ai và muốn vị thần trừng phạt kẻ đó bằng lời nguyền : "Những kẻ mang họ của Senicianus sẽ bị ốm đau cho tới khi hắn mang chiếc nhẫn trả lại đền thờ Nodens".

Cận cảnh chiếc nhẫn vàng với dòng chữ Latin rõ nét.

Lời nguyền được tìm thấy năm 1805 với nội dung có đề cập tới tên Senicianus khắc trên chiếc nhẫn cổ.

Khu vực Lydney được tái khai quật với sự chỉ đạo của nhà khảo cổ Sir Mortimer Wheeler. Ông đã tìm đến nhà văn Tolkien năm 1929 để được cố vấn về cái tên kì lạ của vị thần và cũng đã phát hiện ra mối liên hệ giữa lời nguyền và chiếc nhẫn. Hiện chiếc nhẫn đang được trưng bày tại bảo tàng The Vyne (Anh) cùng với bản in đầu tiên của The Hobbit và bản sao của lời nguyền.

Phan Hạnh
Theo Guardian