“Triển lãm” bi kịch của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II

(Dân trí) - Cụm từ “comfort women” (tạm dịch: nô lệ tình dục trong chiến tranh) vốn luôn là một cụm từ gây tranh cãi bởi nó động chạm tới một trong những câu chuyện đen tối nhất trong các cuộc chiến. Một nghệ sỹ đã đi tìm sự thật về "comfort women" và mở triển lãm...

“Comfort women” là một cụm từ nói tránh khi người ta muốn nhắc tới hơn 200.000 phụ nữ Châu Á từng bị bắt ép trở thành nô lệ tình dục trong thời kỳ Thế chiến II. Nhiều phụ nữ trẻ trên khắp Châu Á trong thời kỳ này đã phải sống trong đau khổ, nhục nhằn bởi tội ác gây ra bởi quân Nhật.

Những phụ nữ khốn khổ này đã trở thành nạn nhân của vụ buôn người lớn nhất trong thế kỷ 20.
 
Sự thật này là vệt hoen ố trong lịch sử đấu tranh vì quyền con người. Câu chuyện đau lòng về những phụ nữ bị quân Nhật biến thành nô lệ tình dục, tuy vậy, không được nhắc tới trong các tài liệu chính thống về lịch sử.

Sự thật về họ vì thế chỉ được một số ít người am hiểu về lịch sử biết tới. Những nạn nhân khi đó giờ người còn người mất. Tuy vậy, họ chưa từng được trực tiếp xuất hiện để lên tiếng kể lại câu chuyện đời mình. Họ đôi khi chỉ được nhắc tới như những nhân vật chung chung của sự kiện lịch sử đã qua nhiều năm, một câu chuyện lịch sử đen tối.

Nghệ sĩ người Mỹ gốc Hàn Chang-Jin Lee muốn thay đổi sự thờ ơ này của truyền thông và giới nghiên cứu lịch sử. Cô quyết tâm thực hiện dự án triển lãm đa phương tiện có tên “Comfort Women Wanted” (Đi tìm những phụ nữ từng bị biến thành nô lệ tình dục trong chiến tranh).

Triển lãm này được mở ra nhằm mục đích kêu gọi những phụ nữ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philippines… từng một thời bị quân Nhật biến thành nô lệ tình dục sẽ dũng cảm công khai danh tính của mình và lên tiếng kể lại câu chuyện bi kịch của cuộc đời họ.

Những người phụ nữ này giờ đều đã là những bà lão. Chang-Jin Lee sợ rằng nếu còn tiếp tục trì hoãn công cuộc tìm kiếm họ, rồi sẽ đến lúc những bà cụ này mãi mãi ra đi và câu chuyện của họ sẽ không bao giờ còn được kể ra nữa.

Trước đây, những phụ nữ này thường không được báo chí, truyền thông và các tài liệu lịch sử chính thống dành cho sự quan tâm thỏa đáng. Một phần lý do là bởi quan niệm xã hội cho rằng đây là vết thương quá lớn đối với các nạn nhân, việc đào xới lại bi kịch năm xưa của họ sẽ là một hành động tàn nhẫn.

Bên cạnh đó, vì tính chất khắc nghiệt và nhạy cảm của sự việc mà người ta càng ngại phải lật lại sự việc bi kịch năm xưa. Câu chuyện về cuộc đời của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II vì vậy vẫn luôn bị “ngó lơ”.

“Triển lãm” bi kịch của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II

Một tấm poster khổ lớn chụp lại chân dung một phụ nữ Đài Loan sống sót sau những năm tháng kinh hoàng bị quân Phát-xít biến thành nô lệ tình dục.

Tác giả triển lãm - cô Chang-Jin Lee chia sẻ: “Ở Châu Á, câu chuyện về những phụ nữ từng bị biến thành nô lệ tình dục trong Thế chiến II vẫn luôn là đề tài nhạy cảm, gây tranh cãi, thậm chí cấm kỵ. Đó là một trong những bi kịch của chiến tranh, xảy ra với những người phụ nữ, cũng giống như đàn ông ra trận bị chết hoặc bị thương. Tuy vậy, người ta lại không muốn đề cập tới nó. Rất nhiều người Châu Á thậm chí không hề biết tới sự thật lịch sử này”.

“Triển lãm” bi kịch của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II

Trong ảnh là khuôn mặt bị che một nửa của một cựu binh Nhật có tên Yasuji Kaneko, từng phục vụ trong Thế chiến II. Ông đã đồng ý xuất hiện để kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của một người lính, một nhân chứng lịch sử.

Nghệ sĩ Chang-Jin Lee mong muốn sẽ thu hút sự chú ý lớn hơn của dư luận vào một mảng lịch sử vốn bị quên lãng. May mắn, Lee đã gặp được những nhân chứng lịch sử sẵn lòng kể lại câu chuyện của họ, có thể từ góc nhìn của nạn nhân, cũng có thể từ góc nhìn của người lính từng tiếp xúc với những nạn nhân.

“Triển lãm” bi kịch của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II

Không chỉ phụ nữ Châu Á mà phụ nữ Châu Âu cũng có những người từng bị biến thành nô lệ tình dục trong Thế chiến II, đa số họ là người Hà Lan. Trong ảnh là một phụ nữ Hà Lan từng là “comfort woman” trong các trại lính quân phát-xít ở Châu Âu.

Triển lãm đa phương tiện “Comfort Women Wanted” được thực hiện nhằm tạo ra tiền đề để những phụ nữ từng trải qua bi kịch này trong Thế chiến II có thêm động lực để kể lại câu chuyện của mình. Nhờ đó, loài người sẽ ý thức đầy đủ hơn về sự khốc liệt và những bi kịch âm thầm xảy ra trong mỗi cuộc chiến.

Hiện tại, triển lãm của Chang-Jin Lee đang được trưng bày tại triển lãm Wood Street, thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ.

“Triển lãm” bi kịch của những nô lệ tình dục trong Thế chiến II

Chang-Jin Lee đã thực hiện được một bộ phim tài liệu ngắn, trong đó những nạn nhân và cả những người cựu binh thuộc phe phát-xít kể lại những ký ức của họ về “comfort women”.

Một góc triển lãm “Comfort Women Wanted” ở thành phố Cleveland, bang Ohio, Mỹ hồi năm 2011.

Một góc triển lãm “Comfort Women Wanted” ở thành phố Cleveland, bang Ohio, Mỹ hồi năm 2011.

Một phụ nữ Trung Quốc đã dũng cảm kể lại bi kịch từng xảy ra với bà.

Một phụ nữ Trung Quốc đã dũng cảm kể lại bi kịch từng xảy ra với bà.

Một phụ nữ Trung Quốc đã dũng cảm kể lại bi kịch từng xảy ra với bà.

Tấm poster khổ lớn chụp lại chân dung một người phụ nữ Đài Loan từng bị biến thành nô lệ tình dục đã xuất hiện ở rất nhiều nơi và trở thành hình ảnh biểu tượng cho triển lãm “Comfort Women Wanted”.

Hình ảnh những tấm poster của dự án “Comfort Women Wanted” xuất hiện trên đường phố của nhiều quốc gia từ Châu Á cho tới Châu Âu, Châu Mỹ.
 
 
Bích Ngọc
Theo Huffington Post