Thanh Hóa:

Trèo lan can, nhảy xuống mó lấy “nước thánh”

(Dân trí) - Lễ hội đầu năm tại Na Sơn Động Phủ, xã Xuân Du, huyện Như Thanh đã bắt đầu xuất hiện những hình ảnh không mấy đẹp mắt khi mà nhiều người dân và du khách vì muốn có được “nước thánh” để cầu may mắn đầu năm mới đã trèo qua cả lan can bảo vệ xuống tận mó nước để múc “nước thánh”. Nhiều người còn thiếu ý thức khi vứt cả chai lọ, que hương xuống khu vực mó nước ngay sau đền Thượng...

Trèo lan can, nhảy xuống mó lấy “nước thánh”

Trèo lan can, nhảy xuống mó lấy “nước thánh” - 1

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ, nằm trên địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh, ra đời vào năm 1909, được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn và đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh từ năm 1993.
Hàng năm, bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng 2 Âm lịch và mùng 1 đến 16 tháng Tám Âm lịch, hàng vạn người dân và du khách thập phương lại hành hương về đây vừa để thắp hương tưởng nhớ những người có công và cầu may cầu cho một năm mới nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, gia đình khoẻ mạnh.
Hàng năm, bắt đầu từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng 2 Âm lịch và mùng 1 đến 16 tháng Tám Âm lịch, hàng vạn người dân và du khách thập phương lại hành hương về đây vừa để thắp hương tưởng nhớ những người có công và cầu may cầu cho một năm mới nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh, gia đình khoẻ mạnh.
Lễ hội Phủ Na đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân xứ Thanh nói riêng và du khách thập phương nói chung mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những ngày đầu xuân Đinh Dậu đã có hàng vạn du khách về với Phủ Na để dâng hương, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Lễ hội Phủ Na đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân xứ Thanh nói riêng và du khách thập phương nói chung mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những ngày đầu xuân Đinh Dậu đã có hàng vạn du khách về với Phủ Na để dâng hương, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Na Sơn vốn là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa, điều đặc biệt là từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước ngầm trào tuôn trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng.
Na Sơn vốn là đỉnh cao nhất trong dãy núi Nưa, điều đặc biệt là từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước ngầm trào tuôn trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng.
Với quan niệm xin được nước thánh tại đây mang về, hoặc rửa tay, mặt mũi sẽ đem lại nhiều may mắn trong năm mới nên khu vực đền Thượng và mó nước lúc nào cũng chật cứng người đứng cầu khấn và chen nhau lấy “nước thánh”.
Với quan niệm xin được "nước thánh" tại đây mang về, hoặc rửa tay, mặt mũi sẽ đem lại nhiều may mắn trong năm mới nên khu vực đền Thượng và mó nước lúc nào cũng chật cứng người đứng cầu khấn và chen nhau lấy “nước thánh”.
Trèo lan can, nhảy xuống mó lấy “nước thánh” - 6
Nhiều người còn trèo qua lan can, nhảy xuống tận mó nước để rửa tay, lấy nước thánh.
Nhiều người còn trèo qua lan can, nhảy xuống tận mó nước để rửa tay, lấy "nước thánh".
Thậm chí đứng cả trên lan can để lấy nước
Thậm chí đứng cả trên lan can để lấy nước
Trèo lan can, nhảy xuống mó lấy “nước thánh” - 9
Nhiều người dân và du khách còn vứt cả chai lọ, cây hương xuống mó nước.
Nhiều người dân và du khách còn vứt cả chai lọ, cây hương xuống mó nước.
Bên cạnh những nét đẹp văn hoá, tâm linh, nhiều người đến đây còn vứt rác bừa bãi trong khuôn viên khu di tích, mặc dù ban quản lý đã bố trí thùng rác trong khuôn viên, điều này tạo ra những hình ảnh chưa đẹp mắt về lễ hội.
Bên cạnh những nét đẹp văn hoá, tâm linh, nhiều người đến đây còn vứt rác bừa bãi trong khuôn viên khu di tích, mặc dù ban quản lý đã bố trí thùng rác trong khuôn viên, điều này tạo ra những hình ảnh chưa đẹp mắt về lễ hội.
Nhiều trò đỏ đen còn tồn tại vẫn chưa được dẹp bỏ
Nhiều trò đỏ đen còn tồn tại vẫn chưa được dẹp bỏ

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm