Tiết mục Ví - Giặm giành giải A Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015

(Dân trí) - Tối 14/5, tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra đêm Chung kết Liên hoan dân ca Việt Nam năm 2015. Đêm chung kết là nơi tranh tài của 15 đoàn với 16 tiết mục xuất sắc nhất. Đêm chung kết có ý nghĩa đặc biệt đó là dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 



Tham dự chung kết Liên hoan dân ca 2015 có các ông: Trần Bình Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Nông Quốc Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tỉnh Nghệ An cùng các đoàn dân ca đến từ nhiều địa phương trên cả nước.
 
Phát biểu đêm chung kết, bà Đinh Thị Lệ Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định: Liên hoan Dân ca Việt Nam là hoạt động văn hóa có ý nghĩa lớn; góp phần gìn giữ, tôn vinh và phát triển giá trị đặc sắc của dân ca nói riêng, nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung vì sự phát triển bền vững của đất nước. Liên hoan càng có ý nghĩa hơn khi năm nay vòng Chung kết Liên hoan Dân ca Việt Nam được tổ chức ngay trên mảnh đất xứ Nghệ; trong niềm vui và âm hưởng tự hào của mỗi người dân xứ Nghệ khi dân ca Ví, Giặm vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tiết mục Ví - Giặm giành giải A Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015
 Bà Đinh Thị Lệ Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc đêm Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015.

Được biết, sau vòng thi tài tại các khu vực: Đồng Bằng trung du Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đã chọn ra 16 tiết mục xuất sắc nhất của 15 đoàn trong Liên hoan dân ca Việt Nam năm 2015 cùng về trình diễn trên quê hương Bác Hồ kính yêu nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người.

Bước sang năm thứ 6, Liên hoan dân ca Việt Nam không chỉ tìm kiếm, duy trì và bảo tồn những làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ nguyên thể mang tính đặc trưng vùng miền để giới thiệu tới khán giả cả nước mà còn hướng tới việc duy trì phong trào hát dân ca trong đời sống hiện đại, tìm kiếm và bồi dưỡng những nhân tố mới, đặc biệt là các bạn trẻ.

Đêm chung Liên hoan dân ca Việt Nam năm 2015 đã quy tụ hơn 200 nghệ sĩ gồm cả nghệ nhân và nghệ sĩ không chuyên đại diện cho 31 dân tộc anh em đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước. 16 tiết mục của 15 đoàn có mặt tại đêm chung kết đã đại diện đặc trưng các vùng miền văn hoá, được đầu tư, xây dựng tỉ mỉ, gìn giữ nguyên bản cổ của những tác phẩm nhạc dân gian để có thể lưu truyền trong công chúng.

Đặc biệt, nhiều thể loại dân ca được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như, cũng đã xuất hiện tại liên hoan như: Hát xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Ví - Giặm Nghệ Tĩnh...


Video: Tiết mục Ví - Giặm "Trai phường Chài, gái phường Vải" của đoàn Nghệ An xuất sắc giành được giải A.

Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao 10 giải A, 6 giải B và 3 giải dành cho Nghệ nhân trình diễn ấn tượng nhất, Nghệ nhân cao tuổi nhất và người biểu diễn trẻ tuổi nhất. Tiết mục Ví - Giặm "Trai phường Chài, gái phường Vải" của đoàn Nghệ An xuất sắc giành được giải A.

Dưới đây một số hình ảnh trong đêm Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015, diễn ra tại TP Vinh: 

Đoàn nghệ thuật đi vào chào khán giả trước lúc lên biểu diễn trên sân khấu.
Đoàn nghệ thuật đi vào chào khán giả trước lúc lên biểu diễn trên sân khấu.

Đêm chung kết là nơi tranh tài của 15 đoàn với 16 tiết mục xuất sắc nhất.
Đêm chung kết là nơi tranh tài của 15 đoàn với 16 tiết mục xuất sắc nhất.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng hoa cho các đoàn nghệ thuật.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng hoa cho các đoàn nghệ thuật.



Ban giám khảo đêm Chung kết Liên hoan dân
Ban giám khảo đêm Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015.

Ban tổ chức tặng hoa cho Ban giám khảo.
Ban tổ chức tặng hoa cho Ban giám khảo.

Ban tổ chức tặng hoa cho Ban giám khảo.
Tiết mục ấn tượng "Trai phường Chài, gái phường Vải" dân ca xứ Nghệ do tốp nghệ nhân CLB dân ca xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương biểu diễn.
 
Tiết mục này xuất sắc giành được giải A.
Tiết mục này xuất sắc giành được giải A.

Tiết mục này xuất sắc giành được giải A.
Tiến mạ pây giải xung - làn điệu "Hát Then" do ông Nông Minh Cương và tốp nghệ nhân xã Kim Lữ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn biểu diễn.


Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.

Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
Pê chàu H' Mông "Tết người H' Mông" do các nghệ sĩ đến từ xã Mường Tè, huyện Nậm Nhùm, tỉnh Lai Châu biểu diễn.

Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
"Than ước" còn gọi là "Hát lượn cọi" dân tộc Tày biểu diễn Nguyễn Thị Xuyến đệm sáo Sầm Ngọc Ánh đến từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 

Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
Bắt ốc - Hát ghẹo dân ca Phú Thọ do tốp nghệ nhân CLB dân ca phường Dữu Lâu, TP Việt Trình, tỉnh Phú Thọ biểu diễn.

Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
"Giận thương" Hát xẩm đến từ hai nghệ sỹ Chu Tổ Quỳnh (80 tuổi) và Phạm Mạnh Dần (73 tuổi) đến từ tỉnh Hải Dương.

Long làn nơi - còn gọi là Chèo thuyền trên sông tốp nghệ nhân xã Nậm Khao, Mường Tè, Lai Châu.
Hát "Lấy gì làm thú giải phiền" quan họ Bắc Ninh do hai nghệ sĩ biểu diễn là Đỗ Văn Phước và Nguyễn Xuân Thưởng.

Hô Bài Chòi do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.
"Hô Bài Chòi" do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.

Hô Bài Chòi do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.
Hô Bài Chòi do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.
"Vận bốn mùa" hát Chầu Văn do Kim Hồng và tốp nghệ nhân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế thể hiện.


Hô Bài Chòi do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.
Nârr pơ K ă - "Lời hẹn ước" dân ca Bahnar do các nghệ sĩ Y Nhơn, A Tâm và tốp nghệ nhân Làng Tơ Nhia, phường Quang Trung, tỉnh Kon Tum.

Hô Bài Chòi do tốp nghệ nhân CLB Bài Chòi dân gian tỉnh Bình Định biểu diễn.
Pơr Long "Đấu chiêng" do các nghệ nhân K' Bes, K' Ken, Duôm Dai Bát, và K' Bình dân tộc K' Ho, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 

Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.
"Lý dạng ai" do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.

Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.
Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.

Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.

Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.
Tiết mục: Lễ đón và rước y trang Vua Thần Po Klong Girai - trích Lễ hội Ka tê dân tộc Chăm do các nghệ nhân đến từ tỉnh Ninh Thuận biểu diễn.

Lý dạng ai do tốp nghệ nhân trung tâm văn hóa tỉnh Long An biểu diễn.

Tiết mục "Dun con lơk" dân ca Tà Mun có nghĩa là "Ru con ngủ" do Lâm Thị Niệm, ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Trao giải phụ cho các tiết mục.
Trao giải phụ cho các tiết mục.

Trao giải A cho các tiết mục.
Trao giải phụ cho các tiết mục.
Ban tổ chức trao giải B cho các tiết mục được giải.

Trao giải A cho các tiết mục.
Trao giải A cho các tiết mục.

Một nghệ nhân đến từ tỉnh Ninh Thuận sau phần thi xuống ngồi theo dõi ở hàng ghế khán giả.
Một nghệ nhân đến từ tỉnh Ninh Thuận sau phần thi xuống ngồi theo dõi ở hàng ghế khán giả.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh Nghệ An và các tỉnh cùng khán giả xứ Nghệ trong đêm 
Lãnh đạo Trung ương, tỉnh Nghệ An và các tỉnh cùng khán giả xứ Nghệ trong đêm 
Chung kết Liên hoan dân ca toàn quốc 2015.
 

Nguyễn Duy