Thấy gì từ những bức ảnh thiên nhiên “kêu cứu”?

(Dân trí) - Những bức ảnh này liệu có thể khiến chúng ta thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa mỗi ngày?

Tạp chí chuyên về du lịch - khám phá National Geographic (Mỹ) đã vừa giới thiệu bộ ảnh có sức mạnh chuyển tải thông điệp, cho thấy rác thải, đặc biệt là rác thải từ nhựa, đang đầu độc thiên nhiên môi trường trên khắp thế giới như thế nào.

Theo thống kê mà National Geographic có được, hiện có khoảng 9 triệu tấn rác thải từ nhựa làm ô nhiễm môi trường biển và làm ảnh hưởng tới cảnh quan bờ biển ở nhiều quốc gia.

Loạt ảnh dưới đây nằm trong chiến dịch bảo vệ môi trường “Planet or Plastic?” (Hành tinh hay đồ nhựa?) do National Geographic tiến hành. Những bức ảnh có sức mạnh thông điệp, cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường trên khắp thế giới đang diễn ra như thế nào.

Ảnh được chụp tại một bãi rác thải ở Tây Ban Nha, sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã “giải phóng” cho chú chim khỏi chiếc túi nilon.
Ảnh được chụp tại một bãi rác thải ở Tây Ban Nha, sau khi chụp bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã “giải phóng” cho chú chim khỏi chiếc túi nilon.

Một chiếc lưới đánh cá bị đem vứt bỏ, nhưng khi bị ném xuống biển, nó vô tình trở thành cái bẫy đối với các loài sinh vật biển. Ảnh được chụp ở vùng biển ngoài khơi Tây Ban Nha. Nếu không may mắn gặp được người nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này, chú rùa hẳn đã chết trong chiếc lưới.
Một chiếc lưới đánh cá bị đem vứt bỏ, nhưng khi bị ném xuống biển, nó vô tình trở thành cái bẫy đối với các loài sinh vật biển. Ảnh được chụp ở vùng biển ngoài khơi Tây Ban Nha. Nếu không may mắn gặp được người nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này, chú rùa hẳn đã chết trong chiếc lưới.

Bức ảnh chụp gần đảo Sumbawa, Indonesia, một chú cá ngựa uốn đuôi giữ lấy… một chiếc bông tăm.
Bức ảnh chụp gần đảo Sumbawa, Indonesia, một chú cá ngựa uốn đuôi giữ lấy… một chiếc bông tăm.

Ở dưới chân cầu, nằm gần con sông Buriganga ở Bangladesh, có những gia đình chuyên sống bằng nghề thu nhặt đồ nhựa.
Ở dưới chân cầu, nằm gần con sông Buriganga ở Bangladesh, có những gia đình chuyên sống bằng nghề thu nhặt đồ nhựa.

Ảnh chụp ở đảo Okinawa, Nhật Bản, một con cua ẩn sĩ đã tìm đến một chiếc nắp nhựa để bảo vệ thân mình. Những vỏ ốc giờ đây không dễ tìm như những chiếc vỏ nhựa, cua ẩn sĩ chọn thứ... dễ tìm hơn.
Ảnh chụp ở đảo Okinawa, Nhật Bản, một con cua ẩn sĩ đã tìm đến một chiếc nắp nhựa để bảo vệ thân mình. Những vỏ ốc giờ đây không dễ tìm như những chiếc vỏ nhựa, cua ẩn sĩ chọn thứ... dễ tìm hơn.

Nhiều loài động vật hoang dã giờ đây đã quen sống trong thế giới hiện đại, như những con linh cẩu này, chúng thường ghé thăm một bãi rác ở thành phố Harar, Ethiopia. Mỗi khi nghe thấy có tiếng xe tải đến xả rác, chúng liền chạy lại và tìm đồ ăn thừa từ đây.
Nhiều loài động vật hoang dã giờ đây đã quen sống trong thế giới hiện đại, như những con linh cẩu này, chúng thường ghé thăm một bãi rác ở thành phố Harar, Ethiopia. Mỗi khi nghe thấy có tiếng xe tải đến xả rác, chúng liền chạy lại và tìm đồ ăn thừa từ đây.

Xe tải chở đầy rác thải từ nhựa chuẩn bị vào một cơ sở tái chế nằm ở Valenzuela, Philippines. Những món đồ nhựa bỏ đi này được thu nhặt từ khắp các khu dân cư của thủ đô Manila bởi những người chuyên đi nhặt rác, những người này sau đó lại đem bán cho những người thu mua phế liệu.
Xe tải chở đầy rác thải từ nhựa chuẩn bị vào một cơ sở tái chế nằm ở Valenzuela, Philippines. Những món đồ nhựa bỏ đi này được thu nhặt từ khắp các khu dân cư của thủ đô Manila bởi những người chuyên đi nhặt rác, những người này sau đó lại đem bán cho những người thu mua phế liệu.

Ấn bản số ra tháng 6 của tờ tạp chí National Geographic (Mỹ) mang tên “Planet or Plastic?”.
Ấn bản số ra tháng 6 của tờ tạp chí National Geographic (Mỹ) mang tên “Planet or Plastic?”.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm