Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ

(Dân trí) - Chùa Cổ Lễ (Thần Quang Tự) là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo nằm ở phía tây thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Được xây dựng từ thế kỷ 12, đền thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không - ngài được mệnh danh là “Nam Thiên Tam Vị Thánh Tổ”.

 

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 1

 

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 2

Chùa Cổ Lễ trước đây là một ngôi chùa có kiến trúc bằng gỗ, trải qua thời gian đã bị xuống cấp nghiêm trọng, năm 1902 Đệ Nhất Sư Tổ Phạm Quang Tuyên đã cho trùng tu tái thiết ngôi chùa này theo kiến trúc mới “Nhất Thốc Lâu Đài”, đây cũng là một kiến trúc văn hóa Phật giáo trứ danh.

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 3

Về kiến trúc, phía trước chùa có bảo tháp “Cửu phẩm liên hoa” cao 32m, đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có tám mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo.

Cửu phẩm liên hoa
Cửu phẩm liên hoa

Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.hiện nay tòa tháp có hiện tượng bị nghiêng, do đó ban tổ chức hạn chế du khách thập phương lên thăm tòa tháp, tiếp đó có tòa “Phật giáo hội quán” và quan âm đài, hai bên có Phủ - Đền và núi, hai bên có 2 dãy hành lanh dài dọc theo chùa . Tòa chính cung cao 29m thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 5
Đại hồng chuông
Đại hồng chuông

Điều đặc biệt ở phần kiến trúc là năm 1936 hòa thượng Phạm Thế Long cho đúc quả chuông to cao 4m20, đường kính 2m03 và nặng 9000kg, chuông này đã từng được công nhận là chuông lớn nhất Việt Nam, hiện tại chuông này được xây bệ và đặt dưới lòng hồ để Phật tử thập phương đến tham quan. Còn phiên bản của quả chuông này được nhà chùa cho đúc lại và treo trên tháp chuông phía sau chùa

Phiên bản của Đại hồng chuông
Phiên bản của Đại hồng chuông

Chùa Cổ Lễ là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo và Dân tộc, chùa được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích lịch sử Quốc Gia ngày 18/01/1998

Về lễ hội, hằng năm từ ngày 13-16/09 (âm lịch) lễ hội chùa Cổ Lễ được khai hội, thu hút hàng vạn du khách thập phương tới lễ và tham gia hội tại đây, trong phần lễ có rất nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như rước Phật, múa rối chầu Thánh tổ… , phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ tướng, tổ tôm điếm,cờ người, leo cầu ngô, bơi,thi đấu các môn thể thao.

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 8
Bơi chải
Bơi chải

Điều đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống làng Cổ Lễ của 5 cửa họ : Dương Nhất, Dương Nhì, Lê, Phan, Nguyễn. 5 cửa họ này có 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chải và bắt đầu thi đấu trên dòng sông chạy dọc địa phận cổ lễ, và quay vòng 4 lượt với tổng chiều dài xấp xỉ 8km. Sau 4 ngày tranh tài sẽ chọn ra cửa họ về nhất hội. Trong các ngày thi đấu bơi chải dọc hai bên bờ sông kéo dài gần 2km tập chung rất đông các Phật tử cũng như người dân tham gia. Có thể nói đây cũng là phần hội thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia nhất và tạo nên nét đặc trưng của phần hội hằng năm của chùa Cổ Lễ.

 

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 10

 

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 11

 


Những trò chơi dân gian thu hút du khách và người dân nơi đây.

Những trò chơi dân gian thu hút du khách và người dân nơi đây.

 

Đình Hưng

Tháng 9 âm lịch rộn ràng lễ hội chùa Cổ Lễ - 13