Thân phận phụ nữ trong chiến tranh

(Dân trí) - VBT Tolerance ở thành phố Los Angeles, Mỹ đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh One Person Crying: Women and War khắc hoạ những người phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới - những người mà cuộc đời họ hoàn toàn thay đổi vì những cuộc chiến tranh.

Có một người đang khóc: Phụ nữ và chiến tranh


Có một người đang khóc: Phụ nữ và chiến tranh

Tại cuộc triển lãm, có một số bức ảnh nhắc lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam:

Có một người đang khóc: Phụ nữ và chiến tranh


Những người mẹ được vinh danh tại Viện bảo tàng Phụ nữ, Hà Nội, những người mẹ Việt Nam Anh hùng đã cho Tổ quốc những đứa con để bảo vệ độc lập dân tộc.

Bà Đoàn Ngọc Trâm, mẹ của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, hiện bà đang sống tại Hà Nội.


Bà Đoàn Ngọc Trâm, mẹ của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, hiện bà đang sống tại Hà Nội.

Đồn điền cao su ở Củ Chi mọc lên từ mảnh đất thấm đẫm chất độc màu da cam.


Đồn điền cao su ở Củ Chi mọc lên từ mảnh đất thấm đẫm chất độc màu da cam.

Đồn điền cao su ở Củ Chi mọc lên từ mảnh đất thấm đẫm chất độc màu da cam.


Một nhà hoạt động phong trào trong giới sinh viên Việt Nam thời kỳ chiến tranh chống Mỹ bị bắt giữ và thẩm vấn.

Chiến tranh vốn được coi là mặt trận của nam giới nhưng đối với nhiếp ảnh gia Marissa Roth những hậu quả dài lâu nhất, những cơn bão lòng đau đớn, ghê ghớm nhất nằm ở phía những người phụ nữ. “Nếu bạn đã từng tới Bosnia, Belfast hay Phnom Penh, bạn sẽ hiểu rằng phụ nữ vẫn phải chiến đấu với những hậu quả ghê ghớm, cả về thể chất và tinh thần mà chiến tranh để lại cho họ. Nhiều khi họ phải nén nỗi đau, giấu nó vào trong để mà sống, để những thành viên còn lại trong gia đình có được một cuộc sống bình thường, và quan trọng nhất họ vẫn phải vật lộn với cuộc sống khó khăn”.

Trong triển lãm này, nhiếp ảnh gia Roth khắc hoạ chân dung những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, những người phụ nữ sống sót thần kỳ qua giai đoạn ác liệt nhất trong những cuộc chiến tranh và những nhà hoạt động xã hội tích cực.

“Ngoài những người phụ nữ, tôi còn đi đến những địa danh nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh như con sông ở Hiroshima hay cánh đồng chết ở Campuchia bởi tôi tin rằng đất cũng là một người phụ nữ, Đất Mẹ thu nhận vào mình tất cả và giữ nguyên vẹn những câu chuyện lịch sử đau lòng.”

Bức ảnh khắc hoạ những người phụ nữ Afghanistan và những đứa trẻ ngồi trong một trại tị nạn ở Pakistan năm 1988 là một trong nhiều tác phẩm ảnh đỉnh cao của Roth được đánh giá là một tác phẩm trang nghiêm tuyệt đẹp và đầy kịch tính. “Khi tôi bước vào trại tị nạn và nhìn thấy họ, tôi không thấy khuôn mặt họ nhưng bỗng nhiên cảm xúc trào dâng giữa những người phụ nữ, tôi tin mình đã kết nối với họ trong giây phút đó.”

Nữ nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh tài liệu này cũng có một tuổi thơ dữ dội. Gia đình cô đã phải di cư và tới sống ở trại tị nạn dành cho người Do Thái, họ phải trốn chạy khỏi cuộc diệt chủng mà Phát xít Đức tiến hành trong Thế chiến II. Trong suốt 28 năm qua, Roth luôn chú tâm góp nhặt những mảnh đời từng sống qua thời bom đạn và tập trung lại để làm một cuộc triển lãm và xuất bản sách ảnh. Việc làm này khiến Roth cảm thấy cô đang góp phần tạo nên hoà bình từ chính tuổi thơ đầy ký ức chiến tranh của mình. Ông bà của Roth đã qua đời năm 1942 trong cuộc tàn sát người Do Thái này.

Đồn điền cao su ở Củ Chi mọc lên từ mảnh đất thấm đẫm chất độc màu da cam.


Bác sĩ Ilse Kleberger sinh ra ở Pottsdam, Đức. Trong Thế chiến II, bà sống ở Berlin và từng bị một binh lính cưỡng. Sau chiến tranh, bà trở thành một bác sĩ tài năng và là tác giả của 32 cuốn sách.

Đồn điền cao su ở Củ Chi mọc lên từ mảnh đất thấm đẫm chất độc màu da cam.


Beckie Dixon, mẹ của lính thuỷ Christopher, cậu đã hy sinh trên chiến trường Iraq tháng 8/2005. Chỉ mới vài tháng trước đó, Beckie mới tròn 18 tuổi.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Magbula Alispahic, 45 và cậu con trai Amsal Karkas, 13 tuổi trên bậc thềm của ngôi nhà nhỏ của Tuzla thuộc thành phố tự quản ở Bosna và Hercegovina. Họ là một trong rất nhiều những gia đình theo đạo Hồi người Bosnia phải đi di cư và tới sống tại các khu vực nhận cứu trợ. Hai anh trai của Magbula đã bị chết trong chiến tranh. Một người chết khi mới 16 tuổi trong cuộc tàn sát ở Srebenica và một người hy sinh khi đi lính cho quân đội Bosnia.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Đây là lá thư có tiêu đề “In case of death” (Nếu như con chết) của lính thuỷ Wesley Davids gửi tới cha mẹ của anh khi Davids tham chiến tại Iraq năm 2005.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Bà Setsuko Iwamoto sống sót sau cuộc ném bom nguyên tử tại Hirsoshima, bà đang kể lại buổi sáng quả bom rơi xuống thành phố. Khi đi tới một con sông gần đó để rửa mặt, bà mới biết là mình còn sống. May mắn khuôn mặt không bị biến dạng. Bàn tay và lưng bà bị cháy xém.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Sáu người phụ nữ này đều may mắn sống sót cuộc ném bom tại Hiroshima, họ đều phải chịu đựng những nỗi đau về thể chất nhưng nỗi đau đó sẽ nguôi ngoai theo năm tháng còn nỗi đau mất gia đình, người thân thì không.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Hơn 1 triệu rưỡi người Do Thái đã bị sát hại tại các trại tập trung Auschwitz và Birkenau trong Thế chiến II. Bức ảnh được đặt tiêu đề là Cuộc đời nhìn qua cửa sổ trại tập trung Auschwitz.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Người phụ nữ tên Nuk này là một trong những nạn nhân đã có mặt làm nhân chứng tại toà án quốc tế về tội diệt chủng ở Campuchia diễn ra ngày 17/2/2009. Cha và hai chị gái của Nuk đã chết trong cuộc diệt chủng Pôn-pốt.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Trên khắp đất nước Campuchia có rất nhiều những ngôi chùa xếp sọ người và xương lại với nhau như thế này. Đã có 1,2 triệu người thiệt mạng trong cuộc diệt chủng Pôn-pốt. Có những người bị tra tấn dã man cho tới chết, có người chết vì đau ốm, bệnh tật, thiếu ăn và cả tự tử. Bức ảnh được chụp tại Siem Reap, Campuchia.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Một cánh đồng ngô mọc lên từ nấm mồ chung khổng lồ ở thủ phủ Srebrenica thuộc khu tự quản phía đông Bosnia và Herzegovina. Nơi đây đã từng diễn ra cuộc tàn sát đối với đàn ông và các nam thiếu niên hồi tháng 7/1995.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Bà Serenate Berisha có 4 người con đã chết sau cuộc không kích tại Kosovo. Bên cạnh bà là một cậu bé mồ côi tại trại tị nạn ở Albani.

Bà Sara Duvall ôm ảnh cậu con trai Aaron Reed đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Iraq.


Một con diều được chụp ở Afghanistan khắc hoạ những giọt nước mắt của phụ nữ nơi đây - những người luôn phải đối mặt với cảnh chiến chinh.

Hồ Bích Ngọc

Theo Guardian