Tái hiện lễ tế Đàn thờ thần Đất, thần Lúa vào rạng sáng

(Dân trí) - Vào rạng sáng ngày 18/3, lễ tế đàn Xã Tắc (thờ thần Đất, thần Lúa dưới thời vua Nguyễn tại Huế) đã diễn ra trang nghiêm theo đúng thời gian tế đàn năm xưa.

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ tế Xã Tắc vào lúc 1h sáng ngày 18/3 (nhằm ngày 18 tháng 2 năm Giáp Ngọ) tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, thành phố Huế), theo đúng giờ giấc xưa kia.

Lễ tễ Xã Tắc là một trong những nghi lễ Cung đình tiêu biểu, mang đậm tính nhân văn của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức Lễ tế Xã Tắc hàng năm (vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch), nhằm tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, cầu mong “quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Buổi lễ tế đàn Xã Tắc lần đầu tiên diễn ra theo đúng giờ xưa vào 1h sáng

Buổi lễ tế đàn Xã Tắc lần đầu tiên diễn ra theo đúng giờ xưa vào 1h sáng

Dù trải qua những biến động lịch sử, hiện nay tại Cố đô Huế vẫn còn bảo tồn được nguyên vẹn đàn Xã Tắc. Từ năm 2008 đến nay, Lễ tế Xã Tắc được nghiên cứu, phục dựng, được tổ chức vào mùa Xuân hàng năm và luôn luôn được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Kể từ năm ngoái đến nay đã không còn cảnh đóng “vua giả” nữa do lễ tế thực sự thuần túy tâm linh, không còn những yếu tố mang tính sân khấu. Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, “Ngày nay, đất nước là của dân nên tế Xã Tắc phải do những người đại diện nhân dân đứng ra làm chủ tế. Đại diện của dân lần này là Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế đứng ra làm chủ tế và đoàn chánh tế. Đây là những người đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đại diện cho nguyện vọng của người dân nên hoàn toàn phù hợp với trọng trách này”.

Buổi lễ đã diễn ra gồm 3 phần, gồm Nghênh thần: Lễ thượng hương, lễ nghênh thần, tổ chức tại án nghênh thần ở mặt bắc bên dưới của Đàn; Tế tại đàn: Lễ Thượng hương, lễ Hiến tửu, lễ Dâng sớ, lễ Tứ phúc tộ, lễ Triệt soạn được tổ chức trên đàn vuông; và Tống thần: Lễ Tống thần, lễ Tư chúc bạch soạn, tổ chức tại án nghênh thần bên dưới của Đàn

Sau khi làm lễ, các ban ngành chức năng của tỉnh TT-Huế cùng nhân dân đã đến dâng hương, cầu nguyện tại đàn Xã Tắc. Dù lần đầu diễn ra vào rạng sáng – theo đúng giờ giấc xưa nhưng vẫn ghi nhận có đông đảo người dân ở mọi tầng lớp tại Huế đến đàn dự lễ.

Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận lại lễ tế đàn Xã Tắc năm nay:

Đàn Xã Tắc

Đàn Xã Tắc

Trước giờ hành lễ

Trước giờ hành lễ

Trên đàn vuông phía trên cùng đàn Xã Tắc

Trên đàn vuông phía trên cùng đàn Xã Tắc
Tam sanh là lễ vật rất quan trọng để cúng thần Đất, thần Lúa gồm: Bò, dê, lợn

"Tam sanh" là lễ vật rất quan trọng để cúng thần Đất, thần Lúa gồm: Bò, dê, lợn
Tế lễ
Tế lễ
Mọi người quỳ lại trước đàn

Mọi người quỳ lại trước đàn
Mọi người quỳ lại trước đàn
Mọi người quỳ lại trước đàn

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh ủy TT-Huế (đầu tiên bên trái) đại diện cho nhân dân cả tỉnh quỳ lạy cung kính trên đàn Xã Tắc
Dâng hương

Dâng hương
Đông đảo tầng lớp nhân dân cùng dâng hương vào 2h sáng

Đông đảo tầng lớp nhân dân cùng dâng hương vào 2h sáng
Đông đảo tầng lớp nhân dân cùng dâng hương vào 2h sáng
Dòng người vẫn ùn ùn đến thắp hương rất đông tại đàn Xã Tắc
Dòng người vẫn ùn ùn đến thắp hương rất đông tại đàn Xã Tắc

Đàn Xã Tắc thời vua Nguyễn ở kinh đô Huế là nơi tế thần Đất và thần Lúa, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Đàn được xây dựng năm Gia Long thứ 5 (1806) ở phía Tây Hoàng thành Huế. Khi khởi công, tất cá các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của tổ quốc. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm 2 lần vào mùa Xuân và mùa Thu, xếp vào hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều đã từng chủ trì lễ tế quan trọng này.

Đại Dương