1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

“Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” 2015:

Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ tại Hà Nội

(Dân trí) - Sáng ngày 15/11, Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc- di sản Văn hóa Việt Nam tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây chính thức khai mạc. Sự kiện mở đầu với điểm nhấn: tái hiện sinh động không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2015 được tổ chức nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2015), Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), thể hiện sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây là dịp để các dân tộc ở các địa phương trong cả nước giao lưu, giới thiệu nét văn hóa truyền thống, những sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của các vùng miền, góp phần tăng cường giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam”.


Ông Lê Minh Sơn- PGĐ Sở VHTTDL Cần Thơ phát biểu tại khai mạc

Ông Lê Minh Sơn- PGĐ Sở VHTTDL Cần Thơ phát biểu tại khai mạc

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Lê Minh Sơn- PGĐ Sở VHTTDL Cần Thơ chia sẻ: “Lễ khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam là chương trình nghệ thuật phong phú gồm các ca khúc, màn hát đậm đà truyền thống. Các tiết mục nghệ thuật tái hiện không gian chợ nổi Cái Răng- một nét văn hóa tiêu biểu của Cần Thơ vừa lọt top 06 chợ nổi đẹp nhất châu Á có sức thu hút du khách mạnh mẽ khi đến với miền Tây Nam Bộ”.


Toàn cảnh lễ khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc- di sản Văn hóa Việt Nam

Toàn cảnh lễ khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc- di sản Văn hóa Việt Nam

“Năm nay chúng tôi tổ chức tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ - một nét đẹp văn hóa của vùng sông nước miền Tây Nam bộ, một nét đẹp văn hóa mà chúng ta tự hào với du khách trong và ngoài nước. Chúng tôi tập trung tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống một cách phong phú với sự tham gia của chính những đồng bào, nghệ nhân Nam Bộ. Đó không chỉ là việc mua bán bình thường mà là cả một không gian văn hóa. Tại đây đồng bào thể hiện tất cả các nét sinh hoạt thường ngày của mình từ việc mua bán trao đổi đến những sinh hoạt đời thường, thậm chí là thể hiện cả những nhu cầu của đời sống thường nhật”, ông Lâm Văn Khang, Phó trưởng phụ trách Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam 2015” trả lời phỏng vấn.


Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ

Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ

Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ tại Hà Nội - 4

Ngoài ra, khai mạc trong những ngày diễn ra sự kiện còn có hoạt động trưng bày, triển lãm: triển lãm chủ đề “Đại đoàn kết- Đại thành công”; triển lãm 120 pano, áp phích tấm lớn chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, triển lãm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.

Tuần lễ có sự tham gia của 150 đồng bào dân tộc được huy động từ các địa phương: Dân tộc Thái, Khơ Mú (Điện Biên); Dân tộc Tà Ôi (Thừa Thiên Huế); Dân tộc Chăm (Bình Định); Dân tộc M’Nông (Đăk Lăk); Dân tộc Sán Chay (Bắc Giang); Dân tộc Kinh, Hoa; Khmer (Cần Thơ); Dân tộc Kinh (Trà Vinh, Hà Nội)…,

Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ tại Hà Nội - 5

Triển lãm không gian chợ truyền thống của đồng bào các dân tộc

Triển lãm không gian chợ truyền thống của đồng bào các dân tộc

Tái hiện không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ tại Hà Nội - 7

Tham gia trải nghiệm không gian văn hóa chợ nổi Nam Bộ, bà Đỗ Thị Ánh ở Hải Phòng chia sẻ: “Tôi chưa thấy chợ nổi bao giờ, hôm nay tôi rất phấn khởi được lên tham quan ở đây lại thấy được chợ nổi miền Tây xuất hiện ở miền Bắc. Tôi thấy cảnh mua bán dưới thuyền rất sôi nổi.”

Các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 23/11.

Quỳnh Nguyên