Sức xuân trong triển lãm thư pháp “Khuyến học”

(Dân trí) - Những ngày này, bên bờ Hồ Văn thuộc khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, không khí xuân đã hiện diện rõ nét với những bức thư pháp khuyến học, khuyến tài, những thầy đồ ngồi viết chữ, người đi xin chữ, xin câu đối cũng đổ về đây mỗi lúc một đông.

Triển lãm thư pháp “Khuyến học” đã được khai mạc từ sáng ngày 12/2 tại Hồ Văn thuộc khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hoạt động được tổ chức bởi sự phối hợp giữa Sở VHTTDL Hà Nội, UBND Quận Đống Đa và Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ Hội chữ Xuân Ất Mùi tổ chức đến hết ngày 5/3 (tức đúng ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch - Tết Nguyên Tiêu).

Trong những ngày khởi động đầu tiên này, triển lãm đã thu hút nhiều người quan tâm tới thư pháp đến chiêm ngưỡng hơn 70 tác phẩm được thực hiện bởi nhiều câu lạc bộ thư pháp đến từ nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc.

Càng gần đến những ngày cận Tết và đặc biệt là những ngày đầu Xuân năm mới, người đi du xuân, xin chữ lấy lộc sẽ càng đông. Đó mới là thời điểm Hội chữ Xuân đông vui, tấp nập nhất.

Với chủ đề “Khuyến học”, các bức thư pháp được thực hiện trên các chất liệu đa dạng, theo nhiều phong cách khác nhau, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ cách điệu, với nội dung xoay quanh những câu danh ngôn, những lời giáo huấn của các bậc tiền nhân về sự học.

Triển lãm là một cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về nghệ thuật thư pháp và mang về cho mình những câu đối, những chữ may mắn lấy lộc đầu năm.

Dạo qua Triển lãm thư pháp “Khuyến học”:

Cổng chào Triển lãm thư
pháp “Khuyến học” bên bờ Hồ Văn.

Cổng chào Triển lãm thư pháp “Khuyến học” bên bờ Hồ Văn.

Xung quanh Hồ Văn những
ngày này là hơn 70 tác phẩm thư pháp xoay quanh chủ đề khuyến học.

Xung quanh Hồ Văn những ngày này là hơn 70 tác phẩm thư pháp xoay quanh chủ đề khuyến học.

Xung quanh Hồ Văn những
ngày này là hơn 70 tác phẩm thư pháp xoay quanh chủ đề khuyến học.

Một bức thư pháp chép lại bài thơ khuyết danh Khuyến học do tác giả Trần Quốc Chí thực hiện: Nhà nước phen này mở khoa thi/Khuyên con quyết chí dự học thi/Cơm ăn ba bữa cha lo liệu/Ăn mặc bốn mùa mẹ vá may/Câu phú, câu thơ miệng luôn đọc/Quyển kinh, quyển sử giữ chặt tay/Mai sau thi đỗ lừng thiên hạ/Báo đáp công cha, giả nghĩa thầy.

Xung quanh Hồ Văn những
ngày này là hơn 70 tác phẩm thư pháp xoay quanh chủ đề khuyến học.

Tác phẩm của nhà thư pháp Nguyễn Thế Lục xoay quanh chữ Học: Học những tinh hoa trải mọi thời/Học điều nhân nghĩa khắp muôn nơi/Học mà quyết chẳng vì danh lợi/Học mãi không thôi, học suốt đời.

“Học hải vô nhai” (Biển
học vô bờ) - Tác giả Minh Châu.

“Học hải vô nhai” (Biển học vô bờ) - Tác giả Minh Châu.

“Hiếu học thành tài” -
Tác giả Minh Đạo

“Hiếu học thành tài” - Tác giả Minh Đạo

“Hiếu học thành tài” -
Tác giả Minh Đạo

Đoạn trích từ sách “Minh tâm bảo giám” do tác giả Trần Quốc Chí thực hiện, dịch nghĩa như sau: Nhà tuy nghèo, nhưng chớ vì nghèo mà bỏ học. Nhà tuy giàu, nhưng chớ cậy giàu mà biếng học. Nghèo mà chăm chỉ học mới có thể lập thân. Giàu mà chăm học mới có thể rạng danh, vẻ vang. Những người hiển đạt là những người chăm học. Ở đời, không có mấy ai chăm học mà lại không thành đạt. Học tập là của quý cho mình, là vật báu trên đời.

“Hiếu học thành tài” -
Tác giả Minh Đạo

Bức thư pháp bên trái là Thư của Bác Hồ gửi học sinh được viết lại bằng chữ Nôm do tác giả Hiển Ngọc thực hiện: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu. Bức bên phải là một tác phẩm khác cũng của tác giả Hiển Ngọc, dịch nghĩa: Học những lời giáo huấn của cổ nhân tức là đã tiếp thu được đạo lý.

“Hiếu học thành tài” -
Tác giả Minh Đạo

Nhiều người tập trung trước một hội quán thư pháp để bình luận về ý nghĩa câu chữ và nét chữ trên tác phẩm trưng bày.

Vẻ đẹp Hồ Văn ngày xuân
thêm ý nghĩa với những bức thư pháp Khuyến học.

Vẻ đẹp Hồ Văn ngày xuân thêm ý nghĩa với những bức thư pháp Khuyến học.

Vẻ đẹp Hồ Văn ngày xuân
thêm ý nghĩa với những bức thư pháp Khuyến học.

Các khu lều lán đã được ban tổ chức hoàn tất, các thầy đồ tự đến trang trí gian trưng bày của mình theo phong cách riêng của từng người.

Vẻ đẹp Hồ Văn ngày xuân
thêm ý nghĩa với những bức thư pháp Khuyến học.

Trong những ngày giáp Tết, triển lãm thư pháp “Khuyến học” được mở ra đã đưa lại một cơ hội du xuân ý nghĩa cho người dân.

Vẻ đẹp Hồ Văn ngày xuân
thêm ý nghĩa với những bức thư pháp Khuyến học.

Không khí của các gian hàng vẫn chưa thực sự náo nhiệt bởi hiện giờ chưa phải là “thời khắc vàng” để xin chữ lấy lộc. Khi đến những ngày đầu xuân năm mới, hội chữ xuân mới thực sự đông vui, tấp nập.

Người đi xin chữ đã bắt
đầu tìm đến với triển lãm tranh thư pháp.

Người đi xin chữ đã bắt đầu tìm đến với triển lãm tranh thư pháp.

Thầy đồ viết chữ.

Thầy đồ viết chữ.

Thầy đồ viết chữ.

Trong khi một số gian hàng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn tất khâu trang trí, đã có nhiều gian xong xuôi mọi việc, các thầy đồ bắt đầu thanh thản ngồi viết chữ, đón khách đến xin chữ.

Tác phẩm đề xuất nhận kỷ
lục Việt Nam - Bản nhạc khắc trên gỗ gụ lớn nhất và nhiều chữ “học” nhất.

Tác phẩm đề xuất nhận kỷ lục Việt Nam - Bản nhạc khắc trên gỗ gụ lớn nhất và nhiều chữ “học” nhất.

Bên cạnh những cụ đồ
già cũng có khá nhiều những thầy đồ trẻ, trong ảnh là một “cô đồ” 8X.

Bên cạnh những cụ đồ già cũng có khá nhiều những thầy đồ trẻ, trong ảnh là một “cô đồ” 8X.

Bên cạnh những cụ đồ
già cũng có khá nhiều những thầy đồ trẻ, trong ảnh là một “cô đồ” 8X.

Hồ Văn những ngày này là điểm đến của những người yêu thư pháp. Có thể bắt gặp ở đây những cụ già thong dong ngắm tranh thư pháp, bình thơ, ngâm thơ, chúc Xuân nhau bằng những câu thơ “tức cảnh sinh tình”.

Một số hội quán thư
pháp trong triển lãm.


Một số hội quán thư
pháp trong triển lãm.


Một số hội quán thư
pháp trong triển lãm.


Một số hội quán thư
pháp trong triển lãm.

Một số hội quán thư pháp trong triển lãm.

Bích Ngọc