Sông Sài Gòn lấp lánh hoa đăng Phật đản

(Dân trí) – Hàng ngàn điều ước cho đất nước, gia đình và bản thân đã được người dân TPHCM gửi gắm vào chiếc đèn hoa đăng trong đại lễ hoa đăng “Mừng Phật đản sanh” – nguyện cầu quốc thái dân an.

Tối 13/5, Phật tử từ TPHCM và các vùng lân cận tề tựu về chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) để tham dự lễ Đại lễ hoa đăng “Mừng Phật đản sanh” - nguyện cầu quốc thái dân an. Từ 7h tối, bãi giữ xe đã chật kín, các con hẻm xung quanh chùa cũng được huy động làm bãi giữ xe tạm thời phục vụ đại lễ.

Bước vào cổng chùa, mỗi người sẽ nhận một bông hoa sen bằng giấy, nhựa mỏng, mousse mỏng… đã được làm sẵn và tìm chỗ ngồi để viết điều ước lên cánh hoa sen. Những ai đến đúng giờ sẽ được tham gia lễ rước đèn vào 20h.

Sau khi đoàn rước đèn quay lại chùa, hoa đăng sẽ được chuyền xuống mé sông, nơi có các sinh viên tình nguyện đón nhận và thả xuống dòng sông Sài Gòn. Đèn hoa khi trôi ra xa và nến cháy hết sẽ có bộ phận đảm nhiệm việc vớt đèn để không ảnh hưởng đến môi sinh của dòng sông.
 
8h tối, lễ rước đèn bắt đầu
8h tối, lễ rước đèn bắt đầu
 
8h tối, lễ rước đèn bắt đầu

Đoàn rước đèn nối dài hàng trăm mét, đi qua các con đường lân cận rồi trở lại chùa, thực hiện việc thả hoa đăng
 
Những người đến sau vẫn tiếp tục nhận hoa và viết điều ước nguyện lên cánh hoa sen

Những người đến sau vẫn tiếp tục nhận hoa và viết điều ước nguyện lên cánh hoa sen
 
Những người đến sau vẫn tiếp tục nhận hoa và viết điều ước nguyện lên cánh hoa sen

Các tình nguyện viên là sinh viên trường ĐH Luật TPHCM đón những chiếc đèn từ trên bờ đưa xuống và thả đèn
 
Những người đến sau vẫn tiếp tục nhận hoa và viết điều ước nguyện lên cánh hoa sen

Phật tử tin rằng nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện và lòng thành của mình được gửi đến đấng linh thiêng
 
Có những điều ước rất riêng cầu cho gia đình, người thân được khỏe mạnh

Có những điều ước rất riêng cầu cho gia đình, người thân được khỏe mạnh
 
Và cả điều ước cho Việt Nam hòa Bình
Và cả điều ước cho Việt Nam hòa Bình

Theo truyền thuyết, hoa đăng cúng dường đã có từ thời đức Phật tại thế, bắt nguồn từ câu chuyện một bà lão nghèo chỉ đủ tiền mua một ngọn đèn cúng dường nhưng ngọn đèn nhỏ ấy cháy sáng bền bỉ như tấm lòng thành của bà. Ngày nay, Phật tử tin rằng nghi thức thả đèn hoa đăng sẽ giúp cho ước nguyện và lòng thành của mình được trời phật chứng giám.

Hồng Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm