Rupert Murdoch- Cuộc thoái vị của một "đế chế" truyền thông
(Dân trí) - Murdoch là cái tên nổi tiếng và cũng lắm tai tiếng. Tuy vậy, khi nhắc tới ông, người ta luôn phải “ngả nón thán phục”. Năm 2011, ông đứng thứ 106 trong số những người giàu nhất thế giới và đứng thứ 24 trong top 100 người có ảnh hưởng lớn nhất hành tinh.
Trong thập niên 50 và 60, Murdoch đã thâu tóm rất nhiều tờ báo lớn của Úc và New Zealand, trước khi mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang Anh vào năm 1969 bằng việc mua lại tờ News of the World và The Sun. Năm 1974, ông chuyển tới sống ở New York để tập trung mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Mĩ. Murdoch chính thức trở thành công dân Mĩ năm 1985. 12 năm sau, năm 1981, ông đã thâu tóm được tờ The Times, tờ báo khổ rộng đầu tiên xuất bản ở Anh.
Năm 1986, bắt đầu xuất hiện báo điện tử, ông là một trong những người tiên phong phát triển hình thức thông tin mới này. Công ty News Corporation của ông lúc này đã thâu tóm các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông Mĩ bằng việc mua lại hãng phim Twentieth Century Fox (1985), nhà xuất bản Harper Collins (1989) và tờ Wall Street Journal (2007).
Murdoch tham gia vào rất nhiều lĩnh vực đa dạng trong ngành truyền thông bao gồm cả truyền hình vệ tinh. Ông thành lập công ty BskyB năm 1990 và trong suốt thập kỷ 90 ông đã mở rộng mạng lưới truyền hình sang Châu Á và Nam Mĩ. Tới năm 2000, tập đoàn News Corporation của Murdoch đã sở hữu hơn 800 công ty con ở trên 50 quốc gia với tổng giá trị trên 5 tỉ đô la.
Tháng 7/2011, Murdoch phải đối mặt với pháp luật khi một số tờ báo của ông, trong đó có tờ News of the World bị cáo buộc thường xuyên thâm nhập vào đường điện thoại cá nhân của những nhân vật nổi tiếng, thành viên hoàng gia và nhiều chính trị gia. Murdoch phải đối mặt với những cuộc điều tra của FBI và chính quyền Anh vì tội hối lộ và tham nhũng. Ngày 21/7/2012, Murdoch đã phải từ chức tổng giám đốc tại công ty truyền thông News International.
Úc – Chiến dịch trên sân nhà
Ông rất quan tâm tới xu hướng sáp nhập và mở rộng, một xu thế kinh doanh mới xuất hiện sau hình thức kinh doanh mang tính chất nhỏ lẻ của gia đình. Ông ngay lập tức mua lại tờ Sunday Times, Western Australia, Tin chiều Sydney, và The Daily Mirror. Theo tạp chí Economist, Murdoch là cha đẻ của “những tờ tạp chí”. Sau khi mua lại, ông biến những tờ báo chính thống khổ rộng đang nợ nần chồng chất thành những tờ tạp chí khổ nhỏ ăn khách với những nội dung thu hút độc giả mà ngay nay chúng tay vẫn hay gọi là báo “lá cải” với nhiều thông tin thể thao, giải trí và những scandal của người nổi tiếng.
Ông trùm truyền thông nổi tiếng với khả năng sử dụng báo chí để làm chính trị. Không thể chối bỏ rằng, nhờ sự ủng hộ của Murdoch mà nhiều chính trị gia đã có được thiện cảm của công chúng và giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử. Nhưng Murdoch cũng là con dao hai lưỡi, khi ông nhận ra chính trị gia mình ủng hộ đang bắt đầu quay lưng lại với mình hoặc đã lỗi thời không còn được công chúng ủng hộ như trước, ngay lập tức, ông sẽ tìm tới với những ứng cử viên sáng giá khác. Trong lịch sử đã có những thời điểm ông dùng báo chí để chống lại chính người mà trước đó ông ủng hộ hết lòng và đưa họ lên đỉnh vinh quang.
Trận chiến trên sân nhà thứ hai - Anh
Trong thập niên 80 và 90, trong các ấn phẩm của mình Murdoch ủng hộ thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Đến khi bà này hết nhiệm kỳ và Tony Blair lên, ông lại chuyển sang ủng hộ Tony Blair. Ông thường xuyên có những cuộc gặp bí mật để bàn về những vấn đề quốc gia với thủ tướng. Mức độ thân mật của hai người đã từng là vấn đề chính trị ở Anh. Sau đó, tờ The Sun chuyển hướng ủng hộ cho ứng cử viên David Cameron của Đảng bảo thủ.
Khi Tony Blair rời khỏi chính trường và David Cameron nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị thủ tướng, Murdoch đã nhanh chóng gây được mối quan hệ thân thiết với David bằng cách mời ông này tham dự một bữa tiệc trên phi cơ riêng của mình cùng những lãnh đạo hàng đầu Châu Âu khác.
Murdoch là doanh nhân khôn ngoan khi ông không bao giờ để tất cả trứng vào cùng một giỏ. Tại Anh, ông đã bỏ vốn đầu tư vào công ty Genie Oil and Gas để khai thác dầu mỏ, khí gas tại Israel.
Năm 1998 ông đã đưa ra đề nghị mua lại đội bóng MU với giá 625 triệu đô la nhưng thất bại. Đó là số tiền kỷ lục được đưa ra với một đội bóng nhưng chính phủ Anh đã tuyên bố vụ mua bán này sẽ làm ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong giới truyền thông và chất lượng nền bóng đá Anh nên vụ việc bị gác lại.
Nước Mĩ – sân khách đầu tiên nhưng thành công tột bậc
Murdoch ngay lập tức mua lại công ty truyền thông Century Fox với giá 250 triệu đô la vào tháng 3/1984, tiếp sau là truyền hình Metromedia để tạo nên công ty truyền thông mới với tên giao dịch Fox Broadcasting Company năm 1986. Công ty truyền thông của ông nổi tiếng với những bộ phim truyền hình ăn khách như The Simpsons và The X-Files, đồng thời là đài truyền hình đầu tiên mua được quyền phát sóng hai phim điện ảnh nổi tiếng mọi thời đại - Titanic và Avatar. Năm 1996, Murdoch tiến sâu vào thị trường truyền hình Mĩ bằng gói truyền hình cáp 24/7 và chiếu độc quyền 9 trong tổng số 10 chương trình truyền hình ăn khách nhất khi đó.
Trên “sân chơi” Châu Âu và Châu Á
Murdoch và Wendi Deng, cô vợ gốc Hoa hỗ trợ ông tiến vào thị trường Châu Á
Năm 1993, Murdoch mua lại đài Star TV, một công ty truyền thông lớn của Hong Kong và bắt đầu thành lập hàng loạt chi nhánh văn phòng rải khắp Châu Á, phát sóng các kênh truyền hình tại nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và hơn 30 nước Châu Á khác, trở thành một trong những công ty cung cấp truyền hình vệ tinh lớn nhất phương Đông. Tuy vậy chiến dịch của ông đã không thành công như mong đợi khi chính quyền Trung Quốc đặt ra luật mới nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Star TV tại thị trường lớn này.
Theo Notablebiographies