Rộn ràng chào đón ngày hội âm nhạc Việt Nam 3/9

(Dân trí)-Chào mừng ngày hội âm nhạc Việt Nam 3/9, nhiều chương trình nghệ thuật đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành. Buổi tối, tại Nhà hát Lớn, chương trình hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng đã thể hiện những bài hát bất hủ với chủ đề Tổ Quốc.

Đây là năm thứ IV kỉ niệm ngày hội âm nhạc Việt Nam cũng là dịp để tôn vinh các giá trị âm nhạc và thể hiện ý nghĩa cao đẹp: Ngày Bác Hồ chỉ huy Dàn nhạc và Hợp xướng cùng quần chúng nhân dân hát “Bài ca kết đoàn” trong dạ hội chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 và 15 năm thành lập nước tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội.

Rộn ràng chào đón ngày hội âm nhạc Việt Nam 9/3

Chương trình hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng với chủ đề Tổ Quốc ta được tổ chức kỉ niệm ngày hội âm nhạc Việt Nam 3/9.

Mở đầu chương trình hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng thể hiện bài hát Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao. Những âm hưởng trầm hùng “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân rộn vang trên đường gập ghềnh xa…” khiến tất cả mọi người đều đứng dậy trang nghiêm. Bài hát như lời của sông, của núi, của những trái tim hừng hực khí thế quyết lên đường giải phóng đất nước, một lần nữa được vang lên trong ngày kỉ niệm Âm nhạc này.

Biểu diễn ca khúc Quốc ca khiến cả hội trường đứng dậy trong không khí trang nghiêm.
Biểu diễn ca khúc Quốc ca khiến cả hội trường đứng dậy trong không khí trang nghiêm.

Các ca khúc tiếp theo như Tổ quốc ta – sáng tác Hồ Bắc; Du kích sông Thao – sáng tác Đỗ Nhuận, Requiem Linh Vọng – sáng tác Đỗ Hồng Quân; Đất nước – sáng tác Đặng Hữu Phúc; Người Hà Nội – sáng tác Nguyễn Đình Thi; Có một khu rừng như thế - sáng tác Doãn Nho, đều được thể hiện của Hợp xướng và Dàn nhạc giao hưởng dưới sự chỉ huy của các nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Đặng Hữu Phúc, NSƯT Nguyễn Thiếu Hoa, Doãn Nguyên, NSƯT Phạm Ngọc Khôi.

Biểu diễn ca khúc Quốc ca khiến cả hội trường đứng dậy trong không khí trang nghiêm.
TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ đạo nghệ thuật và đạo diễn chương trình phát biểu trong đêm nghệ thuật.

10 ca khúc bất hủ được thể hiện lần lượt trong đêm nghệ thuật.
10 ca khúc bất hủ được thể hiện lần lượt trong đêm nghệ thuật.

Riêng Thăng Long ngàn năm hội ngộ - cùng đàn nhị và dàn nhạc giao hưởng; Hồn Việt – với phần độc tấu Violon và dàn nhạc giao hưởng dưới sự chỉ huy của NSƯT Nguyễn Thiếu Hoa như góp một “màu sắc khác” cho đêm nghệ thuật.

Với phần thể hiện của dàn nhạc giao hưởng của nhà hát vũ kịch Việt Nam.
Với phần thể hiện của dàn nhạc giao hưởng của nhà hát vũ kịch Việt Nam.
Với phần thể hiện của dàn nhạc giao hưởng của nhà hát vũ kịch Việt Nam.

Kỉ niệm ngày âm nhạc Việt Nam lần thứ IV càng có ý nghĩa hơn nữa bởi năm vừa qua Hội nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm long trọng 55 năm Ngày thành lập và ghi nhận sự đóng góp của thế hệ nhạc sĩ Việt Nam với những đóng góp đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận: 16 nhạc sĩ được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật; 102 nhạc sĩ được giải thưởng Nhà nước; 35 nghệ sĩ nhân dân; nhà giáo nhân dân; 191 nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú…

Chương trình thu hút được nhiều người tham gia.
Chương trình thu hút được nhiều người tham gia.

Với đội ngũ đông đảo trên 1.200 hội viên hoạt động trên 45 chi hội trên toàn quốc, các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam được ví như các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa bởi âm nhạc đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

Cùng ngày, các chương trình nghệ thuật được tổ chức tại Quảng trường Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, sân khấu trước Đền Bà Triệu với điểm nhấn là những tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của hai tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật là nhà văn – nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (tưởng niệm 10 năm ngày mất của ông) và nhạc sĩ Văn Cao nhân kỉ niệm 90 năm ngày sinh của ông.

 
Phạm Oanh