Rợn người đến thăm “thị trấn ma” hoang tàn của Mỹ
(Dân trí)- Thị trấn Lester, nằm ở trung tâm bang Washington, Mỹ từng là một nơi đông đúc, sầm uất, tuy vậy, từ hàng chục năm nay, nó đã chìm vào quên lãng, không người sinh sống, không xe cộ lại qua. Người cuối cùng sống ở Lester cũng đã qua đời.
Lester từng là điểm dừng chân của những chuyến tàu chạy bằng than đá từ thành phố Seattle tới thành phố Minneapolis. Tuy vậy, sau khi tàu hỏa ở Mỹ chuyển từ chạy bằng than đá sang chạy bằng dầu diesel, không còn chuyến tàu nào cần dừng lại ở Lester để được tiếp nhiên liệu nữa, nơi đây bỗng trở thành một “thị trấn ma”.
Người dân cuối cùng và duy nhất sinh sống ở thị trấn, một người phụ nữ có tên Gertrude Murphy, cũng đã qua đời hồi năm 2002 ở tuổi 99. Vậy là thị trấn Lester chính thức trở thành thị trấn hoang. Nơi đây từng được thành lập hồi năm 1892 như một thị trấn chuyên phục vụ cho những chuyến tàu hỏa. Phong cảnh của Lester cũng rất nên thơ với dãy núi Cascade sừng sững.
Giờ đây, thị trấn này chỉ còn là một phế tích, một bằng chứng cho sự thay đổi diện mạo của nước Mỹ trong thời kỳ hậu công nghiệp.
Thị trấn Lester, bang Washington là một “thị trấn ma” thực sự. Được thành lập từ năm 1892, nơi đây từng là một thị trấn sôi động nhưng đã trở nên hoang tàn từ vài thập kỷ trở lại đây.
Một ngôi nhà dành cho các bảo vệ đường ray ở thị trấn Lester. Nơi đây từng là điểm dừng chân của những chuyến tàu cần tiếp nhiên liệu. Cảnh vật ở Lester cũng rất ấn tượng với sông Green và dãy núi Cascade.
Bên trong một ngôi nhà bị bỏ hoang. Thị trấn ma Lester đã không còn một người dân nào sinh sống kể từ năm 2002.
Sự suy tàn của thị trấn bắt đầu khi các chuyến tàu hỏa không còn chạy bằng than đá nữa mà chuyển sang chạy bằng dầu diesel. Vì vậy, Lester không còn là điểm dừng chân bắt buộc của các chuyến tàu để tiếp nhiên liệu.
Từ thập niên 1980, chính quyền thành phố Tacoma, bang Washington đã thông qua kiến nghị giải tán thị trấn Lester sau khi người dân ở đây thất nghiệp hàng loạt vì những chuyến tàu đã không còn tìm đến với họ nữa.
Một nhà kho xuống cấp nằm trong thị trấn.
Một phòng bếp bụi bặm, đã từ hàng chục năm nay nó không có người sử dụng.
Một cột đường dây điện thoại ngả nghiêng. Cả thị trấn đã bị các loài cây dại bao phủ.
Khi đến thăm thị trấn Lester, người ta có cảm giác vừa tò mò thích thú vừa rờn rợn ghê sợ. Vì thế, nơi đây từ lâu được đặt một biệt danh là “thị trấn ma”.
Lester được thành lập với mục đích là nơi tiếp nhiên liệu cho các chuyến tàu hỏa đi qua miền Tây Bắc nước Mỹ. Những chuyến tàu đã không đến với Lester từ hàng chục năm nay, tuy vậy, gần đây, nhằm mục đích hồi sinh thị trấn bị lãng quên này, những chuyến tàu đã bắt đầu trở lại Lester.
Cư dân cuối cùng của thị trấn Lester là bà Gertrude Murphy, bà đã qua đời năm 2002 ở tuổi 99. Trong suốt hàng chục năm sống một mình ở Lester, bà đã cố gắng giữ gìn thị trấn này như một địa danh lịch sử, tuy vậy, sự nỗ lực của một mình bà là không đủ để bảo tồn cả một thị trấn.
Một nhà kho trước đây chuyên dành để chứa than đá.
Những ngôi nhà hoang ở Lester. Ngôi nhà của bà Gertrude Murphy đã từng gặp hỏa hoạn khiến bà phải chuyến tới sống ở một cabin nhỏ nằm ngoài rìa thị trấn. Khi được các nhân viên xã hội tới khuyên nên rời khỏi nơi này, bà đã từ chối.
Mong ước của bà Gertrude Murphy là biến những ngôi nhà cổ bị bỏ hoang này trở thành những địa danh tham quan lịch sử. Tuy vậy, cho tới tận khi bà qua đời, mong muốn này vẫn chưa trở thành hiện thực.
Dù tàu hỏa đã bắt đầu có tuyến chạy qua Lester nhưng thực tế để có thể dừng chân tham quan thị trấn hoang tàn này, chỉ có cách đi bộ. Có một số lượng du khách ít ỏi thi thoảng ghé thăm Lester để được chiêm ngưỡng thị trấn ma trước khi nó thực sự biến mất và chìm vào quên lãng.
Một chiếc xe hơi cũ nằm rỉ sét trong rừng. Người ta dự đoán sẽ rất nhanh thôi, địa danh Lester sẽ biến mất và ngay cả những phế tích này cũng sẽ chẳng còn.
Tầng gác mái trong ngôi nhà dành cho các bảo vệ đường ray. Con đường cái dẫn vào thị trấn cũng đã bị chặn, cả thị trấn bị rào quanh như một khu vực hạn chế đi lại. Cách duy nhất để đến được đây là đi bộ.
Bụi bặm, rác rưởi, cây dại, cỏ hoang… đã bao phủ khắp mọi nơi.