Đêm chung kết 3 “Giải thưởng Trần Hữu Trang”:

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…”

(Dân trí) - Đêm chung kết 3 tối 20/2, các vai xã hội tiếp tục đánh vào tâm lý người xem những vai hỉ nộ ái ố. Sự điên dại khổ đau của cô đào hát Cầm Thanh khi bị chồng ghen chửi bới thậm tệ...một lần nữa cho thấy nghề cầm ca cũng lắm truân chuyên.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 1
Vai Cầm Thanh trong Cô đào hát do thí sinh Mỹ Hạnh thủ vai

Không còn là một bà hoàng hậu lả lơi trong Tình yêu và bạo chúa như ở vòng bán kết, trong đêm chung kết lần này, Mỹ Hạnh (SN 1992) tham gia thi giải triển vọng đến từ Đoàn cải lương Cao Văn Lầu lại chọn một vai diễn xã hội khá xúc động. Hạnh chọn vai gắn với cái nghiệp cầm ca, vai Cầm Thanh qua trích đoạn Cô đào hát.

Phân cảnh của thí sinh Mỹ Hạnh diễn là lúc nhân vật Cầm Thanh gặp chàng trai hâm mộ và biết ơn cô đã giúp đỡ mình, anh mang đến một bó hoa để tặng cảm ơn cô bày tỏ tấm lòng. Trong khi cô đào hát Cầm Thanh và chàng trai trò chuyện tâm sự và lúc Cầm Thanh đưa tiền giúp chàng trai về quê thì bất ngờ chồng của Cầm Thanh xuất hiện.

 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 2
Cô đào hát Cầm Thanh nhận hoa từ một chàng trai hâm mộ mà cô đã giúp đỡ
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 3
Khi cả hai đang cùng trò chuyện tâm sự về cuộc sống, cuộc đời...
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 4
...chồng của cô đào hát xuất hiện ghen tuông xô đánh chàng trai.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 5
Cầm Thanh bị chồng chửi bới thậm tệ...
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 6
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 7
....đánh đập và chửi cô không khác gì là một con điếm.

Cao trào phân cảnh là sự ghen tuông mù quáng của ông chồng, ông đã đánh chàng trai và cho dù cô đào hát Cầm Thanh có thanh minh thế nào cũng không lấy lại lòng tin của chồng. Chồng cô đã chửi cô một cách thậm tệ, chửi cô là một kẻ lăng loàn, không khác gì một con điếm.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 8
Nỗi đau khổ tột cùng của cô đào hát khi bị chồng ruồng bỏ...
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 9
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 10
...khiến cô trở nên như điên như dại.

Có nỗi đau khổ nào hơn khi người phụ nữ bị chính chồng xem mình như là một con điếm, cô đào hát Cầm Thanh đã trở nên như điên như dại, nửa tỉnh nửa mê. Cô đào hát Cầm Thanh nhớ về mẹ, nhớ về những lời ru à ơi, những lúc bôn ba số phận của người phụ nữ giữa dòng đời với nỗi đạu tột cùng.

Theo thí sinh Mỹ Hạnh chia sẻ, vai cô đào hát Cầm Thanh nặng về tâm lý của nhân vật cho nên khi diễn thí sinh thường hay bị áp lực. Đặc biệt, đoạn bị chồng ruồng bỏ, cô đào hát như bị điên nên khi diễn cảnh này, thí sinh phải tập dợt rất kỹ mới có thể nhập tâm.
 
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 11
Trong cơn nửa tỉnh nửa mê, cô nhớ về những điệu hát lời ru...
 

...cô lại thấy xót xa cho số phận của mình


Qua cái nghiệp cầm ca, nhà báo Phạm Phú Túc (HĐGK báo chí) đã hỏi thí sinh Mỹ Hạnh: “Em có suy nghĩa về nghề hát, nghễ diễn mà em đang theo đuổi?”.

Thí sinh Mỹ Hạnh cho rằng, nghề hát là một nghề khó đối với những diễn viên mới vào nghề. Bản thân Mỹ Hạnh cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. “Tuy nhiên, theo em, nghề hát là một nghề có giá trị tinh thần rất lớn bởi nó như món ăn tinh thần mà nhiều người không thể thiếu. Do đó, để theo nghề này, em phải cố gắng hơn nữa, cố gắng học hỏi những kinh nghiệm từ các thế hệ nghệ sĩ đi trước để trao dồi cho mình những vai diễn hay, những vở tuồng có ý nghĩa trong cuộc sống”, thí sinh Mỹ Hạnh nhấn mạnh.

Qua phần thi diễn nhập tâm với bao hỉ nộ ái ố của thân phận người phụ nữ mang nghiệp cầm ca, và qua câu trả lời “có ý”, vai diễn của Mỹ Hạnh đã gây được sự xúc động cho người xem.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 12
Một nỗi đau của người phụ nữ cho số nghiệp cầm ca

Một vai diễn xã hội khác trong đêm chung kết 3 là vai ông Sáu qua trích đoạn Bão rừng tre do thí sinh Nguyễn Thanh Toàn (SN 1989) tham gia giải triển vọng đến từ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thi diễn. Trước đó, tại vòng bán kết, Thanh Toàn có vai Kiều ông trong vở Kiều Nguyệt Nga.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 13
Thí sinh Nguyễn Thanh Toàn trong vai ông Sáu qua vở Bão rừng tre

Vai diễn tại vòng chung kết lần này, Thanh Toàn phải diễn hai tâm trạng của một ông già nên cũng không dễ dàng. Phân cảnh của vai diễn là nhân vật ông Sáu nghe tin con trai bị giặc giết chết, ông rất đau đớn xót xa. Căm thù giặc Mỹ nhưng ông vẫn tự hào khi đứa con của ông đã ngã xuống vì nước.

Sau một đôi phút khóc thương con, ông Sáu đã bình tĩnh lại và quyết biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu. Ông cùng với nhân dân xứ Gò Tre đứng lên kêu gọi cùng nhau đánh giặc góp phần bảo vệ đất nước.
 

Ông Sáu mỗi ngày trông ngóng tin từ chiến trận, tin về con trai đang chiến đấu
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 14
Ông Sáu băng bó lại vết thương của một đồng chí từ chiến trận trở về...
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 15
...và đau xót khi hay tin con trai đã bị giặc bắt giết.

Với cái tên vở tuồng ấn tượng: Bão rừng tre, nhà báo Đỗ Hạnh (HĐGK báo chí) đã hỏi thí sinh Thanh Toàn trong phần thi chất vấn: “Em hiểu thế nào tên của vở tuồng này?”.
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 16
Dù căm thù giặc nhưng ông vẫn tự hào con trai ngã xuống vì đất nước

Thí sinh Thanh Toàn cho biết, tre là một hình tượng của người dân Việt Nam bất khuất kiên cường. “Tác giả đã mượn hình ảnh cây tre để nói lên rằng dù vùng đất khắc nghiệt thế nào nhưng tre vẫn sống, vẫn xanh tươi. Tre già thì măng mọc, như người dân Việt Nam, khi một người ngã xuống thì có hàng vạn người đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Như nội dung của tác phẩm, khi con trai ông Sáu ngã xuống, ông Sáu và người dân đã gạt bỏ đau thương đứng lên tiếp tục chống giặc”. Câu trả lời của Thanh Toàn được đông đảo khán giả vỗ tay tán thưởng.

Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 17
Ông Sáu gạt bỏ đau thương vì lòng yêu nước...
 
Rơi nước mắt trước “sự khổ đau điên dại của cô đào hát…” - 18
...để cùng nhân dân Gò Tre đứng lên cùng góp phần đánh giặc bảo vệ đất nước.

Huỳnh Hải