Phục chế hầm mộ 1500 tuổi ở Trung Quốc

(Dân trí) - Một hầm mộ quy mô được xây dựng từ thời nhà Tề ở Trung Quốc vừa được các nhà khảo cổ học nước này phục chế thành công. Dù những món đồ quý giá đã bị lấy trộm hết nhưng chỉ riêng nội thất ngôi mộ đã là nguồn sử liệu vô giá.

Mùa hè năm 2008, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ở thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây có một hầm mộ niên đại lên tới 1.500 tuổi. Kể từ đó, công tác phục chế nhằm đưa những bức phù điêu chạm khảm trên các vách mộ trở về trạng thái nguyên bản đã được tiến hành và phải mất hơn 4 năm mới hoàn thành.

Đầu tuần này, mọi công việc đã chính thức hoàn tất và kết quả được công bố cho giới khảo cổ thế giới cùng biết. Ngôi mộ này được xây cất từ thời nhà Tề (550-577).

Trải qua lịch sử ngàn năm, nó đã nhiều lần bị bọn trộm cổ vật cướp phá, lấy hết những đồ tế lễ cúng theo người chết. Khi các nhà khảo cổ tìm tới đây, duy nhất chỉ còn lại những mảnh gốm vỡ, những mẩu gỗ mục, một vài chiếc móng tay sắt. Thậm chí cả cánh cửa dẫn vào hầm mộ và mái che cũng bị lấy đi mất.

Lỗi dẫn vào hầm mộ

Lỗi dẫn vào hầm mộ

Đoàn rước người xe nườm nượp

Đoàn rước người xe nườm nượp

Tuy vậy, những bức phù điêu màu sắc chạm trên các vách tường bằng thạch cao đã là một nguồn sử liệu quý giá. Những kẻ đào trộm cổ vật thậm chí đã vẽ lên tưởng để chuẩn bị đục những mảng phù điêu này ra nhưng vì lý do nào đó, chúng đã để lại.

Trong quá trình phục chế, để đảm bảo giảm thiểu những hủy hoại mà môi trường và con người đã gây ra cho những bức phù điêu 1.500 tuổi, các nhà khảo cổ đã đục chúng ra khỏi vách và mang về phòng thí nghiệm để làm sạch và đưa các màu sắc về trạng thái ban đầu. Hiện những bức phù điêu này đã được đưa vào viện bảo tàng tỉnh Sơn Tây.

Những bức phù điêu chạy quanh hầm mộ được đắp bằng đất hoàng thổ với những hình thù đa dạng. Trên mái vòm là hình những đám mây, dải ngân hà, ngôi sao... Ở phía Đông vách trần là hình mặt trời với một con quạ ở trong. Ở phía Tây vách trần là mặt trăng với hình con thỏ và con cóc ở trong. Xung quanh vách là những người lính bộ binh và kỵ binh đứng canh gác cho người đã khuất.

Bầu trời với mặt trăng, mặt trời, dải ngân hà và những ngôi sao

Bầu trời với mặt trăng, mặt trời, dải ngân hà và những ngôi sao

Mặt trời với con quạ nằm trong

Mặt trời với con quạ nằm trong

Đoàn lính chạy vòng quanh các mặt tường với ý niệm bảo vệ linh cữu người đã khuất

Đoàn lính chạy vòng quanh các mặt tường với ý niệm bảo vệ linh cữu người đã khuất

Ở bốn góc của hầm mộ là 4 loài vật tượng trưng cho tứ linh – một con rồng xanh, một con hổ trắng, một con chim đỏ và một con rùa đen. Mỗi con đứng gác ở một góc của hầm mộ. Đứng phía dưới tứ linh là 12 con giáp chạy ngược chiều kim đồng hồ.

Rồng xanh – một trong tứ linh

Rồng xanh – một trong tứ linh

Phượng hoàng đỏ

Phượng hoàng đỏ

Ngựa – một trong 12 con giáp

Ngựa – một trong 12 con giáp

Ngoài ra, trên tường phía bắc còn có hình một đàn ông và một đàn bà ngồi trên một chiếc kiệu có lọng che như thể chuẩn bị tham gia một đại tiệc lớn. Đây có lẽ là hình ảnh khắc họa chủ nhân ngôi mộ. Bên cạnh họ là những người hầu mang theo cờ quạt, nhạc cụ, bộ binh và kỵ binh đi trước dẫn đường.

Hai vị chủ nhân của ngôi mộ

Hai vị chủ nhân của ngôi mộ

Những người hầu gái đi theo phục vụ

Những người hầu gái đi theo phục vụ

Bộ binh đi theo hầu

Bộ binh đi theo hầu

Kỵ binh

Kỵ binh

Bộ binh và kỵ binh

Bộ binh và kỵ binh

Những người hầu mang theo nhạc cụ để biểu diễn phục vụ đoàn rước

Những người hầu mang theo nhạc cụ để biểu diễn phục vụ đoàn rước

Cho tới ngày nay, có rất ít di tích khảo cổ còn sót lại từ thời nhà Tề. Đây có thể nói là phát hiện đáng kể đầu tiên, đem lại những thông tin vô giá về một thời kỳ lịch sử đã rất xa xôi.

Bản thân bộ phù điêu đã vô cùng ấn tượng và kỳ công, cho thấy chủ nhân ngôi mộ phải là người có địa vị cao trong xã hội đương thời.

Sau 4 năm phục chế, giờ đây những bức phù điêu được đặt trong những hộp kính chân không để chúng có thể được luân chuyển một cách dễ dàng và an toàn tới những địa điểm trưng bày triển lãm khác nhau.

 
Pi Uy
Theo The History Blog