Phát hiện dấu tích người Chăm thế kỷ X tại Đà Nẵng

(Dân trí) - Đoàn khảo cổ Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp cùng trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội vừa phát hiện nhiều dấu tích, hiện vật của người Chăm xưa sinh sống tại Đà Nẵng vào những năm đầu TK X.

Sau gần 1 tháng tiến hành khai quật tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng với quy mô rộng hơn 1000 m2, đoàn khai quật đã phát hiện tương đối rõ nét 1 tháp và  móng của 2 tháp lớn còn nằm dưới nền nhà của ông Nguyễn Đợi và Lê Quốc Lập.

Địa điểm đoàn tiến hành khai quật là thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Địa điểm đoàn tiến hành khai quật là thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Nhà khảo cổ Nguyễn Chiều giới thiệu về những hiện vật của người Chăm xưa
Nhà khảo cổ Nguyễn Chiều giới thiệu về những hiện vật của người Chăm xưa

Ngoài ra, đoàn khảo cổ còn thu thập được 3 mặt phù điêu người cầu nguyện, đầu phù điêu của người SiVa cổ và những tác phẩm điêu khắc bằng đá cổ, gạch có hoa văn. Tất cả những cổ vật trên đều mang bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Chăm cách đây hơn 1000 năm về trước.

Bậc tam cấp phía tây của tháp Chăm
Bậc tam cấp phía tây của tháp Chăm
Phần chóp của tháp 
Phần chóp của tháp 

Theo phỏng đoán của ông Nguyễn Chiều, giảng viên khảo cổ học (trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội) - Trưởng đoàn khảo cổ, thôn Quá Giáng 2 ngày xưa là khu sinh sống sầm uất của của người dân vương  quốc Chăm. Địa hình gần sông nên rất có thể đây là nơi giao lưu buôn bán của nhiều tiểu thương, trung tâm văn hóa của Vương quốc Chăm-Pa xưa. Vì vết tích của khu di tích nằm trong vườn nhà người dân nên việc khai quật hết sức khó khăn. Chính vì thế đoàn khảo cổ phải vẽ phát họa, để hình dung và tránh va chạm vào ngôi nhà của người dân.

Đầu phù điêu của người SiVa cổ
Đầu phù điêu của người SiVa cổ
Những tác phẩm điêu khắc bằng gạch có hoa văn
Những tác phẩm điêu khắc bằng gạch có hoa văn

“Những di tích mà chúng tôi khai quật được rất giống với dấu vết của người Chăm tại khu di tích Đồng Dương ( huyện Thăng Bình, Quảng Nam), di tích Khương Mỹ ( huyện Núi Thành, Quảng Nam)”, ông Chiều cho biết.

Khánh Hồng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm