1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nick Út xuất hiện trong cuốn sách về những tay máy lừng danh thế giới

(Dân trí) - Cuốn sách ảnh “Behind Photographs” (Phía sau những bức ảnh) giới thiệu chân dung của những tay máy lừng danh nhất thế giới xuất hiện bên cạnh bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp cầm máy của họ. Nhiếp ảnh gia Nick Ut đã góp mặt trong cuốn sách ảnh đồ sộ này.

Mới đây, nhiếp ảnh gia người Mỹ Tim Mantoani đã quyết định thực hiện cuốn sách ảnh “Behind Photographs” (Phía sau những bức ảnh) để giới thiệu chân dung của những tay máy lừng danh nhất thế giới.

Quá trình thực hiện cuốn sách ảnh này đã bắt đầu từ năm 2006, những bức ảnh chân dung này được thực hiện bằng một chiếc máy ảnh Polaroid nặng 106kg.

Bản thân chiếc máy ảnh đã rất đặc biệt và độc đáo, nhiếp ảnh gia Mantoani đã phải chi khá nhiều tiền để có thể thuê chiếc máy ảnh này, bởi anh cho rằng đối với những tên tuổi lớn trong làng nhiếp ảnh thế giới, chiếc máy ảnh chụp chân dung họ cũng phải “xứng tầm đẳng cấp”.

Đối với anh Mantoani, những bức ảnh này rất có ý nghĩa bởi trong ảnh xuất hiện cả những bức hình nổi tiếng nhất và các nhiếp ảnh gia danh tiếng nhất. Mantoani còn đề nghị từng nhiếp ảnh gia viết lời đề từ bên dưới bức hình chụp chân dung chính họ.

Cuốn sách ảnh quy tụ chân dung của hơn 150 nhiếp ảnh gia tên tuổi:

Nick Ut và bức “Em bé bỏng
bom napalm của Mỹ”:

Nick Ut và bức “Em bé bỏng bom napalm của Mỹ”: Bức ảnh được chụp ngày 8/7/1972 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi đó, cô bé Kim Phúc 9 tuổi đã bị bỏng vì bom napalm ném xuống ngôi làng nơi em sinh sống.

Steve McCurry và bức “Cô
gái Afghanistan”:

Steve McCurry và bức “Cô gái Afghanistan”: Bức ảnh được chụp ở thành phố Peshawar, Pakistan hồi năm 1984. Sau khi nổi tiếng với bức hình chân dung gây ám ảnh này, McCurry đã tìm kiếm cô gái trong ảnh suốt 17 năm và cuối cùng ông đã có thể tìm lại cô vào năm 2002, để lần đầu tiên được trò chuyện và biết tên thật của cô - Sharrbat Gula.

Harry Benson và bức “Ban
nhạc The Beatles”:

Harry Benson và bức “Ban nhạc The Beatles”: Quản lý của nhóm The Beatles - Brian Epstein - vừa nói với bộ tứ rằng ban nhạc của họ hiện đang là tên tuổi số 1 trong làng âm nhạc Mỹ. Các chàng trai đã vô cùng phấn khích và nhiếp ảnh gia Harry Benson đã kịp thời ghi lại được giây phút này hồi năm 1964.

Lyle Owerko và bức “11/9”:

Lyle Owerko và bức “11/9”: Không ai có thể ngờ rằng một ngày đẹp trời và ấm áp như vậy lại trở thành một trong những ngày đau thương nhất trong trái tim người Mỹ.

Marry Ellen Mark và bức
“Người quản tượng và chú voi”:

Marry Ellen Mark và bức “Người quản tượng và chú voi”: Bức ảnh được chụp năm 1990 ở Ahmedabad, Ấn Độ. Anh Ram Prakash Singh là người quản tượng. Anh và chú voi của mình đã gắn bó như hai người bạn chí cốt. Khi chú voi Shyama qua đời, anh Singh đã buồn bã rất lâu.

Thomas Mangelsen và bức
“Gấu nâu”:

Thomas Mangelsen và bức “Gấu nâu”: Chú gấu nâu ở trong công viên quốc gia Katmai (Alaska) tháng 7/1988. Nhiếp ảnh gia Mangelsen đã phải cắm trại bên đường mòn mà những chú gấu hay đi kiếm ăn, đó là một vị trí rất nguy hiểm, nhưng Mangelsen đã mạo hiểm cắm trại ở đó trong suốt một tuần, ngay bên thác nước để chờ đợi một khoảnh khắc gấu nâu đi bắt cá. Cả ngày từ sáng sớm đến chiều tà, Mangelsen chỉ chụp gấu nâu săn cá, chụp hết 35 cuộn phim, đến khi “đổ ảnh”, Mangelsen mới phát hiện ra mình đã chụp được bức này và rất ngạc nhiên, không hiểu mình đã thực hiện bằng cách nào.

David Doubilet và bức “Đàn
cá nhồng”:

David Doubilet và bức “Đàn cá nhồng”: Bức ảnh được chụp ở Papua New Guinea, một đàn cá nhồng tạo thành hình vòng tròn vây quanh người thợ lặn. Đại dương là một thế giới chứa đựng vẻ đẹp bí ẩn bất tận.

May Pang và bức “John
Lennon”:

May Pang và bức “John Lennon”: Mùa hè năm 1974, John Lennon đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi thư thái bên cậu con trai Julian.

Neil Leifer và bức “Ali
đấu Liston”:

Neil Leifer và bức “Ali đấu Liston”: Bức ảnh được chụp ngày 25/5/1965 ở thành phố Lewiston, bang Maine, Mỹ.

Vincent Laforet và bức “Tôi
và nhân loại”:

Vincent Laforet và bức “Tôi và nhân loại”: Là một nhiếp ảnh gia, Laforet cảm thấy mình thật may mắn vì đã được chứng kiến nhiều điều gây kinh ngạc, có những điều tuyệt đẹp và cũng có những điều ghê rợn, đó đều là những khoảnh khắc quan trọng đối với một nhiếp ảnh gia. Một điều đặc biệt trong nghệ thuật chụp ảnh mà Laforet nhận ra, đó là đôi khi lùi lại một bước chân, khuôn hình sẽ giàu sức biểu cảm hơn hẳn.

Bob Gruen và bức “John
Lennon”:

Bob Gruen và bức “John Lennon”: John Lennon đã mời nhiếp ảnh gia Bob Gruen tới căn hộ của mình để chụp hình cho bìa album mới. Sau khi thực hiện một số bức chân dung “nghiêm túc”, họ bắt đầu chuyển sang chụp những bức vui nhộn để sử dụng cho công tác truyền thông. Chiếc áo mà John Lennon đang mặc là do chính Bob Gruen tặng cách đó một năm.

Elliott Erwitt và bức “Hai
chú chó bên cạnh chủ”:

Elliott Erwitt và bức “Hai chú chó bên cạnh chủ”: Bức ảnh được chụp năm 1974, Elliott Erwitt đang đứng từ trong căn hộ của mình chụp sang công viên Central Park ở thành phố New York, Mỹ.

Lori Grinker và bức “Mike
Tyson”:

Lori Grinker và bức “Mike Tyson”: Trong ảnh, Mike Tyson năm 1980, đang ở tuổi 14. Khi đó, người quản lý của Mike Tyson đã nói với Grinker rằng Mike rồi sẽ trở thành một võ sĩ tên tuổi. Grinker tiếp tục chụp hình Mike Tyson trong gần một thập kỷ. Tyson khi đó đã hay vướng vào những rắc rối nhưng là một cậu bé đáng mến, chỉ có điều, cuối cùng cậu đã đi trật khỏi con đường đã định vì những mảng tối cám dỗ bủa vây xung quanh những người nổi tiếng.

Herman Leonard và bức “Các
nghệ sĩ nhạc Jazz”:

Herman Leonard và bức “Các nghệ sĩ nhạc Jazz”: Bức ảnh được chụp năm 1948 ở New York, Mỹ. Trong một buổi tập dượt của những nghệ sĩ nhạc Jazz tên tuổi, Leonard đã có mặt và chụp lại được khoảnh khắc này. Đối với Leonard, nhiếp ảnh là một nghề nghiệp tuyệt vời bởi đó là nghề mà ông vừa yêu thích, vừa giúp ông kiếm sống và lại vừa giúp ông giải trí trong lúc làm việc.

Douglas Kirkland và bức
“Marilyn Monroe”:

Douglas Kirkland và bức “Marilyn Monroe”: Bức ảnh nằm trong bộ “Buổi tối của tôi và Marilyn”.

Carl Fischer và bức “Muhammad
Ali”:

Carl Fischer và bức “Muhammad Ali”: Bức ảnh được chụp tại New York, Mỹ hồi năm 1967.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda