Những hình ảnh kể câu chuyện về thế giới trong năm 2015 (II)

(Dân trí) - Năm 2015 đã đi tới những ngày cuối cùng. Hãy cùng nhìn lại trong một năm qua, nhân loại đã trải qua những điều gì…

Mỗi bức ảnh dưới đây là một lát cắt về đời sống của người dân trên khắp thế giới trong 6 tháng cuối năm 2015:

Ngày 4/7: Thành viên Dave Grohl của ban nhạc Foo Fighters biểu diễn trên một chiếc ngai có gắn nhiều cây ghita tại sân vận động RFK ở Washington DC, Mỹ. Grohl phải ngồi biểu diễn sau khi bị gãy chân vì ngã từ trên bục biểu diễn cao ở Thụy Điển.
Ngày 4/7: Thành viên Dave Grohl của ban nhạc Foo Fighters biểu diễn trên một chiếc ngai có gắn nhiều cây ghita tại sân vận động RFK ở Washington DC, Mỹ. Grohl phải ngồi biểu diễn sau khi bị gãy chân vì ngã từ trên bục biểu diễn cao ở Thụy Điển.
Ngày 5/7: Hoàng tử bé George của nước Anh đang kiễng chân để nhìn vào chiếc nôi có em gái nhỏ của mình - công chúa Charlotte. Đây là ngày lễ rửa tội cho công chúa.
Ngày 5/7: Hoàng tử bé George của nước Anh đang kiễng chân để nhìn vào chiếc nôi có em gái nhỏ của mình - công chúa Charlotte. Đây là ngày lễ rửa tội cho công chúa.
Ngày 6/7: Ngày hội đầu tiên trong lễ hội San Fermin tổ chức ở Pamplona, Tây Ban Nha. Các du khách tham gia lễ hội này sẽ phải chạy thật nhanh để tránh khỏi đường chạy của bò tót.
Ngày 6/7: Ngày hội đầu tiên trong lễ hội San Fermin tổ chức ở Pamplona, Tây Ban Nha. Các du khách tham gia lễ hội này sẽ phải chạy thật nhanh để tránh khỏi đường chạy của bò tót.
Ngày 8/7: Những nhân viên vệ sinh đang làm sạch bức tượng sư tử biển cao 37m - một địa danh nổi tiếng của du lịch Singapore, nhân dịp đảo quốc sư tử kỷ niệm 50 năm ngày độc lập.
Ngày 8/7: Những nhân viên vệ sinh đang làm sạch bức tượng sư tử biển cao 37m - một địa danh nổi tiếng của du lịch Singapore, nhân dịp đảo quốc sư tử kỷ niệm 50 năm ngày độc lập.
Ngày 16/7: Những người đàn ông theo đạo Hồi ở Yogyakarta, Indonesia đang chơi trò bóng lửa.
Ngày 16/7: Những người đàn ông theo đạo Hồi ở Yogyakarta, Indonesia đang chơi trò bóng lửa.
Ngày 20/7: Những dân thường bị thương sau một vụ đánh bom tự sát do phiến quân IS thực hiện, xảy ra ở thành phố Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực gần biên giới Syria, khiến 28 người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương.
Ngày 20/7: Những dân thường bị thương sau một vụ đánh bom tự sát do phiến quân IS thực hiện, xảy ra ở thành phố Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực gần biên giới Syria, khiến 28 người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương.
Ngày 21/7: Nữ cảnh sát ở hạt Boulder, bang Colorado, Mỹ đang cúi xuống nhìn một chú cú nhỏ khi đang đi tuần tra. Khoảnh khắc dễ thương này đã được lan truyền trên mạng xã hội trong năm qua.
Ngày 21/7: Nữ cảnh sát ở hạt Boulder, bang Colorado, Mỹ đang cúi xuống nhìn một chú cú nhỏ khi đang đi tuần tra. Khoảnh khắc dễ thương này đã được lan truyền trên mạng xã hội trong năm qua.
Ngày 16/8: Một bức ảnh chụp từ trên không trung ghi lại cảnh quan quận Tân Hải, thành phố Thiên Tân, Trung Quốc sau khi xảy ra hàng loạt vụ nổ hóa chất khiến hơn 170 người thiệt mạng và gần 800 người bị thương. Vụ nổ đã phá hủy một khu công nghiệp rộng lớn và gây ảnh hưởng tới cả những khu dân cư quanh đó, khiến hàng ngàn người phải đi sơ tán sau khi các hóa chất độc hại phát tán trong không khí và nguồn nước.
Ngày 16/8: Một bức ảnh chụp từ trên không trung ghi lại cảnh quan quận Tân Hải, thành phố Thiên Tân, Trung Quốc sau khi xảy ra hàng loạt vụ nổ hóa chất khiến hơn 170 người thiệt mạng và gần 800 người bị thương. Vụ nổ đã phá hủy một khu công nghiệp rộng lớn và gây ảnh hưởng tới cả những khu dân cư quanh đó, khiến hàng ngàn người phải đi sơ tán sau khi các hóa chất độc hại phát tán trong không khí và nguồn nước.
Ngày 18/8: Một phụ nữ cao tuổi đi ngang qua một phụ nữ trẻ đang đứng tạo dáng bán khỏa thân trên Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ. Nhà chức trách đang cố tìm giải pháp để những việc làm như thế này không còn xuất hiện trên quảng trường nữa.
Ngày 18/8: Một phụ nữ cao tuổi đi ngang qua một phụ nữ trẻ đang đứng tạo dáng bán khỏa thân trên Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ. Nhà chức trách đang cố tìm giải pháp để những việc làm như thế này không còn xuất hiện trên quảng trường nữa.
Ngày 22/8: Một bé gái người Syria bị thương đang đứng trong một bệnh viện dã chiến ở Damascus sau khi xảy ra những vụ không kích.
Ngày 22/8: Một bé gái người Syria bị thương đang đứng trong một bệnh viện dã chiến ở Damascus sau khi xảy ra những vụ không kích.
Ngày 2/9: Một nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi lại những thông tin hiện trường nơi người ta tìm thấy thi thể của một số người tị nạn đã thiệt mạng khi vượt biển. Cạnh đó là thi thể cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động trên bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình Kurdi đã rời bỏ Syria để lên một con thuyền nhỏ với hy vọng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Thuyền lật ngoài biển khiến cả mẹ, anh trai và Aylan cùng chết đuối. Những bức ảnh chụp thi thể nhỏ bé của Aylan đã làm chấn động thế giới. Trong năm 2015, đã có hơn 3.400 người tị nạn mất mạng hoặc mất tích khi vượt Địa Trung Hải đi tìm miền đất hứa.
Ngày 2/9: Một nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi lại những thông tin hiện trường nơi người ta tìm thấy thi thể của một số người tị nạn đã thiệt mạng khi vượt biển. Cạnh đó là thi thể cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động trên bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình Kurdi đã rời bỏ Syria để lên một con thuyền nhỏ với hy vọng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Thuyền lật ngoài biển khiến cả mẹ, anh trai và Aylan cùng chết đuối. Những bức ảnh chụp thi thể nhỏ bé của Aylan đã làm chấn động thế giới. Trong năm 2015, đã có hơn 3.400 người tị nạn mất mạng hoặc mất tích khi vượt Địa Trung Hải đi tìm miền đất hứa.
Ngày 7/9: Một nhân viên cứu trợ phân phát bánh mì và một số nhu yếu phẩm cho những người dân di cư tại một khu lán trại ở Magyarkanizsa, Serbia.
Ngày 7/9: Một nhân viên cứu trợ phân phát bánh mì và một số nhu yếu phẩm cho những người dân di cư tại một khu lán trại ở Magyarkanizsa, Serbia.
Ngày 8/9: Một cậu bé người Palestine nằm ngủ trên một tấm đệm bên trong căn nhà đã từng một thời là nơi sinh sống của cả gia đình. Căn nhà đã bị phá hủy vì trúng pháo.
Ngày 8/9: Một cậu bé người Palestine nằm ngủ trên một tấm đệm bên trong căn nhà đã từng một thời là nơi sinh sống của cả gia đình. Căn nhà đã bị phá hủy vì trúng pháo.
Ngày 8/9: Một người lớn và một trẻ nhỏ di cư đã bị một nữ quay phim truyền hình có tên Petra Laszlo ngáng chân khiến họ bị vấp ngã. Lúc này, cô Laszlo đang làm nhiệm vụ ghi hình những người di cư ở Roszke, Hungary. Hành động ngớ ngẩn và độc ác đã khiến cô Laszlo bị sa thải, trước đó, cô này còn đá một trẻ em di cư khác. Câu chuyện đã làm dậy sóng mạng xã hội. Cô Laszlo cho biết cuộc sống của mình đã bị hủy hoại và thậm chí còn có ý định kiện ngược Facebook vì đã giúp lan truyền thái độ thù địch mà mọi người dành cho mình.
Ngày 8/9: Một người lớn và một trẻ nhỏ di cư đã bị một nữ quay phim truyền hình có tên Petra Laszlo ngáng chân khiến họ bị vấp ngã. Lúc này, cô Laszlo đang làm nhiệm vụ ghi hình những người di cư ở Roszke, Hungary. Hành động ngớ ngẩn và độc ác đã khiến cô Laszlo bị sa thải, trước đó, cô này còn đá một trẻ em di cư khác. Câu chuyện đã làm dậy sóng mạng xã hội. Cô Laszlo cho biết cuộc sống của mình đã bị hủy hoại và thậm chí còn có ý định kiện ngược Facebook vì đã giúp lan truyền thái độ thù địch mà mọi người dành cho mình.
Ngày 10/9: Người dân đang chờ máy bay cứu hộ ở một khu dân cư bị cô lập vì ngập lụt gây ra bởi cơn bão Etau ở Joso, Ibaraki, Nhật Bản.
Ngày 10/9: Người dân đang chờ máy bay cứu hộ ở một khu dân cư bị cô lập vì ngập lụt gây ra bởi cơn bão Etau ở Joso, Ibaraki, Nhật Bản.
Ngày 6/10: Xe cộ ách tắc kéo dài ở Bắc Kinh, Trung Quốc khi mọi người trở về nhà trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. 50 làn xe đi qua 25 cổng thu phí đường bộ, sau đó tiếp tục di chuyển vào một nút thắt cổ chai chỉ có 5 làn đường.
Ngày 6/10: Xe cộ ách tắc kéo dài ở Bắc Kinh, Trung Quốc khi mọi người trở về nhà trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. 50 làn xe đi qua 25 cổng thu phí đường bộ, sau đó tiếp tục di chuyển vào một nút thắt cổ chai chỉ có 5 làn đường.
Ngày 19/10: Ông Justin Trudeau hôn vợ - phu nhân Sophie Gregoire sau khi thực hiện bài phát biểu chiến thắng và chính thức trở thành tân Thủ tướng Canada. Ngay khi những thông tin về ông được đăng tải trên các mặt báo quốc tế, đã có rất nhiều người trở thành “fan hâm mộ” của vị chính trị gia trẻ trung, hấp dẫn.
Ngày 19/10: Ông Justin Trudeau hôn vợ - phu nhân Sophie Gregoire sau khi thực hiện bài phát biểu chiến thắng và chính thức trở thành tân Thủ tướng Canada. Ngay khi những thông tin về ông được đăng tải trên các mặt báo quốc tế, đã có rất nhiều người trở thành “fan hâm mộ” của vị chính trị gia trẻ trung, hấp dẫn.
Ngày 21/10: Một phụ nữ người Syria đang chờ đợi để được băng qua biên giới Croatia.
Ngày 21/10: Một phụ nữ người Syria đang chờ đợi để được băng qua biên giới Croatia.
Ngày 23/10: Một tình nguyện viên đang cố gắng vỗ về một người di cư sau khi người phụ nữ này sống sót an toàn sau cuộc vượt biển để tới được một hòn đảo của Hy Lạp.
Ngày 23/10: Một tình nguyện viên đang cố gắng vỗ về một người di cư sau khi người phụ nữ này sống sót an toàn sau cuộc vượt biển để tới được một hòn đảo của Hy Lạp.
Ngày 23/10: Hàng ngàn người di cư băng qua biên giới Croatia để vào Slovenia. Hiện tại, Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng di cư lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Nhiều người dân ở Châu Phi và Trung Đông đã mạo hiểm tính mạng để vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu với hy vọng thoát khỏi bạo lực, nghèo đói và bất ổn.
Ngày 23/10: Hàng ngàn người di cư băng qua biên giới Croatia để vào Slovenia. Hiện tại, Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng di cư lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Nhiều người dân ở Châu Phi và Trung Đông đã mạo hiểm tính mạng để vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu với hy vọng thoát khỏi bạo lực, nghèo đói và bất ổn.
Ngày 1/11: Một cánh rừng bị đốt cháy để “dọn chỗ” cho một đồn điền trồng cọ ở ngoại ô Palangkaraya, Indonesia. Ô nhiễm không khí và khói bụi là một vấn đề thường thấy trong vòng 18 năm qua ở Indonesia. Việc đốt rừng trên đảo Sumatra và Beorneo để có đất mới xây dựng đồn điền vẫn đang là một vấn đề nan giải.
Ngày 1/11: Một cánh rừng bị đốt cháy để “dọn chỗ” cho một đồn điền trồng cọ ở ngoại ô Palangkaraya, Indonesia. Ô nhiễm không khí và khói bụi là một vấn đề thường thấy trong vòng 18 năm qua ở Indonesia. Việc đốt rừng trên đảo Sumatra và Beorneo để có đất mới xây dựng đồn điền vẫn đang là một vấn đề nan giải.
Ngày 5/11: Một tiết mục đồng diễn yoga trên cầu kính ở công viên quốc gia Shiniuzhai ở Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Ngày 5/11: Một tiết mục đồng diễn yoga trên cầu kính ở công viên quốc gia Shiniuzhai ở Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Ngày 10/11: Anh Fernando Soberania đang cạo các lớp kẹo cao su ra khỏi “bức tường kẹo cao su” nổi tiếng ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Du khách và người dân bản địa vẫn thường gắn những bã kẹo cao su lên bức tường này trong suốt 20 năm qua, và dù bức tường có được làm sạch, người ta tin rằng “truyền thống” gắn bã kẹo lên tường sẽ nhanh chóng trở lại.
Ngày 10/11: Anh Fernando Soberania đang cạo các lớp kẹo cao su ra khỏi “bức tường kẹo cao su” nổi tiếng ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Du khách và người dân bản địa vẫn thường gắn những bã kẹo cao su lên bức tường này trong suốt 20 năm qua, và dù bức tường có được làm sạch, người ta tin rằng “truyền thống” gắn bã kẹo lên tường sẽ nhanh chóng trở lại.
Ngày 13/11: Một cặp đôi có mặt trong sân vận động Stade de France, ở Paris, Pháp đang ôm nhau trong hốt hoảng sau khi trận đấu giao hữu giữa Pháp và Đức kết thúc cũng là khi các thông tin về loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris bắt đầu lan đi. Sân vận động Stade de France cũng là một địa điểm mà bọn khủng bố hướng tới, đã có tiếng nổ bên ngoài sân vận động. Hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu khác đã xảy ra tại nhiều địa điểm trong thành phố khiến Tổng thống Pháp phải tuyên bố đóng cửa biên giới và đưa nước Pháp vào tình trạng báo động khẩn cấp.
Ngày 13/11: Một cặp đôi có mặt trong sân vận động Stade de France, ở Paris, Pháp đang ôm nhau trong hốt hoảng sau khi trận đấu giao hữu giữa Pháp và Đức kết thúc cũng là khi các thông tin về loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris bắt đầu lan đi. Sân vận động Stade de France cũng là một địa điểm mà bọn khủng bố hướng tới, đã có tiếng nổ bên ngoài sân vận động. Hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu khác đã xảy ra tại nhiều địa điểm trong thành phố khiến Tổng thống Pháp phải tuyên bố đóng cửa biên giới và đưa nước Pháp vào tình trạng báo động khẩn cấp.
Ngày 13/11: Thi thể một nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố vào nhà hát Bataclan ở Paris, Pháp. Những tay súng khủng bố đã tấn công vào nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố khiến 130 người thiệt mạng. Phiến quân IS đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này, đây là sự việc đẫm máu nhất từng xảy ra trong lịch sử nước Pháp kể từ sau Thế chiến II.
Ngày 13/11: Thi thể một nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố vào nhà hát Bataclan ở Paris, Pháp. Những tay súng khủng bố đã tấn công vào nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố khiến 130 người thiệt mạng. Phiến quân IS đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này, đây là sự việc đẫm máu nhất từng xảy ra trong lịch sử nước Pháp kể từ sau Thế chiến II.
Ngày 15/11: Một bông hồng có gắn thông điệp: “Nhân danh điều gì chứ?” được cài qua một lỗ hổng tạo thành do một viên đạn bắn xuyên qua cửa kính ở một nhà hàng trong Paris, nơi xảy ra một vụ tấn công khủng bố. Loạt vụ tấn công khủng bố vào sân vận động, nhà hát và một con phố ăn uống của Paris đã khiến 130 người chết và hơn 350 người bị thương.
Ngày 15/11: Một bông hồng có gắn thông điệp: “Nhân danh điều gì chứ?” được cài qua một lỗ hổng tạo thành do một viên đạn bắn xuyên qua cửa kính ở một nhà hàng trong Paris, nơi xảy ra một vụ tấn công khủng bố. Loạt vụ tấn công khủng bố vào sân vận động, nhà hát và một con phố ăn uống của Paris đã khiến 130 người chết và hơn 350 người bị thương.
Ngày 15/11: Một người đàn ông đang bế hai con của mình bỏ chạy sau khi cơn hoảng loạn lan truyền trong đám đông những người tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris. Sau khi tình hình ổn định lại, người ta đã xác minh được rằng tiếng súng đạn khiến đám đông hốt hoảng thực ra là tiếng pháo. Hàng ngàn binh lính Pháp đã được huy động trên khắp Paris, các địa điểm du lịch bị đóng cửa. Thành phố du lịch hàng đầu thế giới rơi vào tình trạng báo động đỏ.
Ngày 15/11: Một người đàn ông đang bế hai con của mình bỏ chạy sau khi cơn hoảng loạn lan truyền trong đám đông những người tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris. Sau khi tình hình ổn định lại, người ta đã xác minh được rằng tiếng súng đạn khiến đám đông hốt hoảng thực ra là tiếng pháo. Hàng ngàn binh lính Pháp đã được huy động trên khắp Paris, các địa điểm du lịch bị đóng cửa. Thành phố du lịch hàng đầu thế giới rơi vào tình trạng báo động đỏ.
Ngày 16/11: Người dân Paris dành một phút tưởng niệm những nạn nhân của loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris, Pháp.
Ngày 16/11: Người dân Paris dành một phút tưởng niệm những nạn nhân của loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris, Pháp.
Ngày 3/12: Những người hoạt động tình nguyện bước đi trên một đống khổng lồ những áo phao cứu sinh bị bỏ lại khi những người di cư và tị nạn tới được đích đến - hòn đảo Lesbos của Hy Lạp sau khi vượt biển Aegean.
Ngày 3/12: Những người hoạt động tình nguyện bước đi trên một đống khổng lồ những áo phao cứu sinh bị bỏ lại khi những người di cư và tị nạn tới được đích đến - hòn đảo Lesbos của Hy Lạp sau khi vượt biển Aegean.
Ngày 3/12: Ngọn núi lửa Etna của Ý phun trào trở lại.
Ngày 3/12: Ngọn núi lửa Etna của Ý phun trào trở lại.
Ngày 8/12: Một tòa nhà có gắn màn hình lớn ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc chìm trong màn sương dày đặc khi thủ đô của Trung Quốc lần đầu tiên phải đưa ra “cảnh báo đỏ” về mức độ ô nhiễm.
Ngày 8/12: Một tòa nhà có gắn màn hình lớn ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc chìm trong màn sương dày đặc khi thủ đô của Trung Quốc lần đầu tiên phải đưa ra “cảnh báo đỏ” về mức độ ô nhiễm.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm