“Những cuốn sách vang bóng một thời” bất ngờ tái xuất

(Dân trí) - Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ 1930-1945 đã bị thất lạc từ lâu, đến nay, để tìm lại được một ấn bản văn học in ấn trong giai đoạn này là rất khó, không khác gì “mò kim đáy bể”.

Những người trong giới sưu tầm sách coi đây là những ấn phẩm đã bị “mất tích” bởi số lượng còn được lưu lại tới ngày hôm nay quá ít ỏi.

Sau nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, sau những ảnh hưởng của thời gian lên các ấn phẩm văn học từng được in ấn với chất lượng rất hạn chế này, giờ đây, những bản in còn lại nguyên vẹn là vô cùng hiếm có, đã có những cuốn tưởng như bị thất truyền.

Mới đây, gần 60 cuốn sách, tập trung chủ yếu vào các tác phẩm văn học của các tác giả thời kỳ 1930-1945 đã được trưng bày tại triển lãm “Những cuốn sách vang bóng một thời” của nhà sách Nhã Nam (Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội). Triển lãm đang thu hút nhiều người yêu sách văn học.

“Những cuốn sách vang bóng một thời” bất ngờ tái xuất


Giai đoạn 1930-1945 với những tác phẩm văn học tiền chiến mang nhiều nét đổi mới mạnh mẽ là một chương lớn quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Đến nay, những bản sách này đều còn lại rất ít, một số cuốn nằm trong tay các nhà sưu tầm tư nhân nên khó lòng để độc giả và những nhà nghiên cứu quan tâm tới sách có thể tiếp cận.

Triển lãm “Những cuốn sách vang bóng một thời” mở ra là một cơ hội hiếm có để những người quan tâm tới sách có cơ hội được chiêm ngưỡng những cuốn sách “một thời vang bóng” rất hiếm thấy này.

Hình ảnh từ triển lãm “Những cuốn sách vang bóng một thời”:

“Những cuốn sách vang bóng một thời” bất ngờ tái xuất

Vang bóng một thời (tác giả Nguyễn Tuân, Nhà xuất bản Tân Dân ấn hành năm 1940, nằm ở trên cùng góc phải), Lều chõng (tác giả Ngô Tất Tố, Mai Lĩnh xuất bản năm 1941, nằm ở phía dưới góc trái).

Việc làng (tác giả Ngô
Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Việc làng (tác giả Ngô Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Việc làng (tác giả Ngô
Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Tắt đèn (tác giả Ngô Tất Tố, ấn bản năm 1939, do Mai Lĩnh xuất bản, nằm ở trên cùng góc trái), Hà Nội băm sáu phố phường (tác giả Thạch Lam, ấn bản đầu năm 1943 của Đời Nay, nằm ở trên cùng góc phải).

Việc làng (tác giả Ngô
Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Kép Tư Bền (tác giả Nguyễn Công Hoan, ấn bản năm 1935 do Tiểu thuyết thứ Bảy xuất bản), Kinh Cầu Tự (tác giả Huy Cận, ấn bản năm 1942 của nhà xuất bản Mới).

Việc làng (tác giả Ngô
Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Số đỏ (tác giả Vũ Trọng Phụng, bản đặc biệt in năm 1946, bản in lần 2 do Minh Đức ấn hành, nằm ở hàng trên, thứ 3 từ trái sang).

Việc làng (tác giả Ngô
Tất Tố, ấn bản năm 1940, do Mai Lĩnh xuất bản).

Tiếng thu (tác giả Lưu Trọng Lư, xuất bản năm 1939), Thơ thơ (tác giả Xuân Diệu, do Đời nay xuất bản năm 1938, bản in có chữ ký tác giả), Thơ Hàn Mạc Tử (nhà xuất bản Đông Phương ấn hành năm 1947).

Điêu tàn (tác giả Chế
Lan Viên, do Thái Dương xuất bản năm 1937).

Điêu tàn (tác giả Chế Lan Viên, do Thái Dương xuất bản năm 1937).

Điêu tàn (tác giả Chế
Lan Viên, do Thái Dương xuất bản năm 1937).

Hà Nội lầm than (Trọng Lang, ấn bản phát hành năm 1938) - Tiêu sơn tráng sĩ (Khái Hưng, ấn bản phát hành năm 1961)

Điêu tàn (tác giả Chế
Lan Viên, do Thái Dương xuất bản năm 1937).

Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng, ấn bản phát hành năm 1957) - Gió đầu mùa (Thạch Lam, ấn bản phát hành năm 1957).

Điêu tàn (tác giả Chế
Lan Viên, do Thái Dương xuất bản năm 1937).

Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô & Lục sì - những thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng, ấn bản phát hành năm 1935 và 1937.

Những ngày thơ ấu (tác
giả Nguyên Hồng, do Đời nay xuất bản năm 1940)

Những ngày thơ ấu (tác giả Nguyên Hồng, do Đời nay xuất bản năm 1940)

Một bản chép tay thơ
Nguyễn Bính - nét đặc trưng của người yêu thơ thập niên 1930-1945.

Một bản chép tay thơ Nguyễn Bính - nét đặc trưng của người yêu thơ thập niên 1930-1945.

Những cuốn sách “vang
bóng một thời”


Những cuốn sách “vang
bóng một thời”


Những cuốn sách “vang
bóng một thời”


Những cuốn sách “vang
bóng một thời”


Những cuốn sách “vang
bóng một thời”

Những cuốn sách “vang bóng một thời”

Bích Ngọc