Những bức ảnh quý giá về chiến tranh Việt Nam

(Dân trí) - Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc lịch sử này, hãng tin AP đã xuất bản cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War” công bố 300 bức ảnh hiếm từng được chụp tại chiến trường Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam đã để lại trong ký ức không chỉ những cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam mà ngay cả một thế hệ người dân Mỹ những ký ức sâu đậm, có sức ám ảnh lâu dài. Những ký ức đó gắn liền với những tác phẩm ảnh chiến trường gây ám ảnh, nhức nhối.

Có một thế hệ phóng viên ảnh chiến trường từng được các hãng thông tấn Mỹ cử sang Việt Nam, đó là thế hệ phóng viên chiến trường xuất sắc nhất mọi thời đại, luôn được nhắc tới trong giới làm nghề như những tượng đài lớn. Đáng kể nhất là những cái tên đến từ hãng tin Associated Press (AP) như Malcolm Browne, Eddie Adams, hay Nick Ut...

Ở thời kỳ đó, khi người dân Mỹ còn khá mù mờ về cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành tại Việt Nam, chính những phóng viên ảnh chiến trường quả cảm của AP đã đem về cho người dân Mỹ những hình ảnh trung thực nhất, khắc họa những bi kịch mà quân đội Mỹ đang gieo rắc tại Việt Nam.

Những bức ảnh đó đã được đánh đổi bằng sự mạo hiểm tính mạng của những phóng viên chiến trường sẵn sàng chết vì nghề. Quả thực AP đã có 4 phóng viên ảnh ngã xuống trên chiến trường Việt Nam trong quá trình tác nghiệp.

Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Mỹ chính thức đưa quân viễn chinh sang Việt Nam tham chiến, để đánh dấu mốc sự kiện lịch sử này, hãng tin AP của Mỹ đã xuất bản cuốn sách ảnh có tiêu đề “Vietnam: The Real War” (Việt Nam - Một cuộc chiến thực sự) trong đó có khoảng 300 bức ảnh lịch sử từng được ghi lại trên các chiến trường Việt Nam.

Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, hãng tin AP đã giành được tổng cộng 6 giải Pulitzer - giải thưởng cao quý dành cho các nhà báo Mỹ, trong đó có 4 giải Pulitzer cho phóng viên ảnh và 2 giải cho phóng viên viết tin bài.

Tuyển lựa từ 25.000 bức ảnh lưu giữ trong kho, AP đã lọc ra 300 bức xuất sắc nhất, khắc họa những thái cực khác nhau của cuộc chiến.

 

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Cuốn sách “Vietnam: The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Lính thủy đánh bộ Mỹ chui lên từ các hầm trú ẩn. Đây là ngày thứ 3 họ chiến đấu với du kích Việt Nam trong một khu rừng ở gần Huế. Chiếc máy bay bên trái đã bị du kích bắn rơi khi bay vào tiếp tế. (Tháng 9/1966)

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Lính nhảy dù Mỹ đang vượt sông, chuẩn bị cho một trận càn vào khu rừng ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhằm tấn công lực lượng Quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam. (Ngày 25/9/1965)

Cuốn sách “Vietnam:
The Real War” vừa được xuất bản ngày 1/10 tại Mỹ, Canada, và Anh.

Trực thăng Mỹ bay trước dọn đường, nã lửa súng máy xuống khu rừng ở tỉnh Tây Ninh, giáp biên giới Campuchia. Nơi này được mật thám báo về có Quân Giải Phóng. (Tháng 3/1965)

“Chiến tranh là
địa ngục”

“Chiến tranh là địa ngục”

Thương binh Mỹ

Thương binh Mỹ

Thương binh Mỹ

Một lính nhảy dù bị thương đang chờ được đưa đi sơ tán khỏi vùng chiến sự ở thung lũng A Sầu, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thương binh Mỹ

Thi hài một lính nhảy dù Mỹ đang được trực thăng đưa ra khỏi chiến trường C, một khu rừng giáp biên giới Campuchia. (Ngày 14/5/1966)

Bên trong một bệnh
viện dã chiến của lính Mỹ ở thị trấn Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị. (Tháng 3/1968)

Bên trong một bệnh viện dã chiến của lính Mỹ ở thị trấn Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị. (Tháng 3/1968)

Bên trong một bệnh
viện dã chiến của lính Mỹ ở thị trấn Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị. (Tháng 3/1968)

Một nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ đang áp sát bờ biển Đỏ (ngày nay là biển Xuân Thiều) ở Đà Nẵng. (Ngày 10/4/1965)


Cận cảnh một tốp
lính nhảy dù.

Cận cảnh một tốp lính nhảy dù.

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Ảnh chụp từ trực thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Bức ảnh được sử dụng làm bìa cuốn sách khắc họa một lính nhảy dù Mỹ bị thương, đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế. Nhân vật trung tâm của bức ảnh là người lính đang giơ tay ra hiệu, hướng dẫn một chiếc trực thăng cứu hộ hạ cánh. Đôi tay của người lính được chụp trong khoảnh khắc như thể đang giơ lên cầu nguyện, một hình ảnh đầy ẩn ý về sự tuyệt vọng của lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam. (Tháng 4/1968)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Cuộc tấn công vào một đồn điền trồng dứa ở miền Nam Việt Nam. Nơi đây bị tình nghi che giấu lực lượng du kích của Quân Giải phóng. Cuộc tấn công huy động cả bộ binh và trực thăng. (Tháng 8/1967)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Lính Mỹ canh phòng vòng ngoài khu căn cứ quân sự Bù Đốp ở tỉnh Bình Phước. Nơi đây có một số ngôi mộ của lính Mỹ tử trận. Có những cây thập tự ngã chỏng chơ, nhiều cây khác bị sứt mẻ bởi những cuộc tấn công bằng đạn cối và đạn ghém của quân du kích. (Tháng 12/1967)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Nữ diễn viên Mỹ Carroll Baker sang Việt Nam biểu diễn văn nghệ phục vụ binh lính Mỹ. (Tháng 12/1965)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Sương mù cuộn lên trên một đỉnh núi trong khi lính Mỹ đang dỡ hàng tiếp tế mà trực thăng vừa mang tới. (Tháng 11/1968)

Ảnh chụp từ trực
thăng một biểu tượng khổng lồ của vùng phi quân sự. (Ngày 8/5/1971)

Lời nhắn viết trên áo trấn thủ của một lính Mỹ, thể hiện sự ám ảnh của anh ta trước mức độ ác liệt của chiến trường Khe Sanh: “Cảnh báo: Làm lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh là một trải nghiệm có hại cho sức khỏe”. 

 

Bích Ngọc
Theo DM