Trong hơn 100 năm qua, bán đảo Triều Tiên đã trải qua rất nhiều biến cố. Con đường phát triển của nơi đây được tạo thành một phần nhờ vị trí địa lý độc đáo- một bán đảo kẹp giữa 2 quốc gia lớn là Nhật và Trung Quốc.
Bị chia cắt vào cuối Thế chiến thứ hai, bán đảo trở thành hai đất nước khác hẳn nhau về văn hóa, chính trị và kinh tế. "Crow's Eye View: The Korean Peninsula" là buổi triển lãm kể lại câu chuyện của hai đất nước trước và sau khi bị chia cắt.
Một số hình ảnh tại triển lãm "Crow's Eye View: The Korean Peninsula"
Buổi triển lãm mô tả con đường đi của hai đất nước qua kiến trúc của họ. Minsuk Cho, người phụ trách triển lãm, đã tìm cách liên hệ với các học giả từ cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để tạo nên một buổi triển lãm đáng nhớ và biến nó thành cuộc hợp tác đầu tiên giữa hai nước. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông trở nên rất khó khăn. Minsuk Cho cho biết ông đã liên hệ rất nhiều người nhưng không có kết quả. Kế hoạch ban đầu buộc phải bỏ dở.
Thiếu các mối liên hệ trực tiếp với Bắc Triều Tiên, Cho tìm cách nghiên cứu về họ thông qua mạng lưới cộng tác viên dày đặc trên thế giới. Họ bao gồm 39 người, trong đó 19 người sống tại Hàn Quốc. Kết quả vượt ngoài mong đợi của Cho, các bức ảnh, tranh vẽ, phim và nhiều tài liệu khác đã tái hiện con đường phát triển khác xa nhau giữa Bình Nhưỡng và Seoul.
Một khu vực trưng bày được đặt tên là "Biên giới", tập trung vào vùng giới tuyến phi quân sự giữa hai miền. Nó không nói về những cuộc vượt biên giữa hai nước mà tập trung vào những mối liên kết giữa hai miền. Ngoài sự khác biệt về kiến trúc và trang phục giữa hai phía, một điều đáng chú ý là chiếc điều hòa hiệu Samsung xuất hiện trong bức ảnh phía Bắc Triều Tiên. Theo kiến trúc sư Yehre Suh, các tập đoàn cũng như các tổ chức phi chính phủ là những lực lượng hoạt động xuyên biên giới nhiều nhất ở đây.
Minsuk Cho cho biết họ muốn tránh các nỗi đau chiến tranh và chia cắt. Mục tiêu chính của triển lãm là mang tới một cái nhìn mới về hai quốc gia qua cách họ xây dựng một thành phố. Đương nhiên vẫn có những sự tương đồng không ngờ tới giữa hai đất nước. Sau cuộc chiến, phía Bắc đối diện với yêu cầu xây dựng lại thủ đô bị tàn phá và tạo nên một tương lai xã hội chủ nghĩa, trong khi phía Nam được xây dựng nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Buổi triển lãm tận dụng mọi vị trí của nơi trưng bày, bao gồm cả các tấm kính trên đầu người xem. Tại đó, các nhà tổ chức đã in các trích đoạn từ tập thơ "Góc nhìn của quạ", đây cũng là tên và chủ đề của buổi triển lãm. Được viết trước khi hai miền chia cắt, tập thơ này làm nổi bật sự tương phản giữa ý tưởng và thực tế.
Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật được trưng bày trong buổi triển lãm:
Bé gái chạy trên quảng trường Kim Il-sung, Bắc Triều Tiên năm 1957
Quảng trường Kim Il-sung, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên năm 2010.
Tranh màu minh họa cho việc xây dựng công trình sân vận động Mùng 1 tháng 5 tại Bắc Triều Tiên năm 1988.
Sân vận động Mùng 1 tháng 5, Bình Nhưỡng chụp năm 1989.
Trường đại học Kim Il-sung, ảnh chụp năm 2006.
Kiến trúc sư Kim Swoo Geun chụp ảnh trước sân vận động Seoul Olympic, Hàn Quốc, năm 1986.
Khu Apgujeong-dong, thành phố Seoul, Hàn Quốc năm 1978.
Khu vực Sewoon Sangga, Seoul, năm 1968.
Biệt khu quốc gia của Hàn Quốc (Pavilion) tại triển lãm nghệ thuật BiennaleVenice năm 1995.
Suối Cheonggyecheon chảy qua khu trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc, ảnh chụp năm 2004.
Quận Sejong-ro Seoul, ảnh chụp năm 2014.
Sự tĩnh lặng gữa 2 miền.
Trích đoạn tập thơ “Góc nhìn của quạ” năm 1934.
Phan Hạnh
Theo B. Artinfo